(Hiếu học). Sự khác nhau giữa người thành công và không thành công đó là, người thành công làm được rất nhiều việc mà người không thành công “không muốn làm”. Chẳng hạn như, khi những chiếc cửa đóng sầm trước mặt bạn tới 10 lần, nhưng bạn vẫn đi tiếp tới cửa ngôi nhà thứ 11 mà lòng nhiệt tình không hề giảm sút…
Từ một cậu bé vô gia cư, phải kiếm sống bằng nghề bán báo, bán bưu thiếp trên đường phố Los Angeles (Mỹ), John Paul DeJoria đã trở thành tỷ phú chính vì câu chê bai của thầy giáo dạy toán. (Hình: John Paul DeJoria và người mẫu tóc).
28 năm trước, John Paul DeJoria đã thành lập công ty chuyên về dành cho những người làm tóc. Cho đến nay, công ty của ông đã cung cấp các sản phẩm liên quan tới việc chăm sóc tóc cho toàn thế giới và biến nó trở thành một ngành công nghiệp làm đẹp hút khách. Theo tạp chí Forbes, tài sản của ông trị giá 4 tỷ đô la.
Suýt phá sản.
Năm 1980, khi John Paul DeJoria cùng người bạn Paul Mitchell chung nhau mở một hệ thống chăm sóc tóc. Họ đã làm nên một cuộc cách mạng tạo mẫu tóc. Với 700 đô la vay mượn từ ngân hàng, họ đã tạo nên một Hệ thống John Paul Mitchell (JPMS) nổi tiếng. Hai người bạn đã bắt đầu tiếp thị sản phẩm này với thương hiệu John Paul Mitchel vì Mitchell chính là tên của người thợ cắt tóc cho hai người.
Ban đầu, hệ thống John Paul Mitchell phải đối mặt với nhiều thách thức. Theo DeJoria nói: “Chúng tôi lẽ ra đã phải phá sản tới 50 lần trong suốt những năm đầu tiên”.
Bởi lẽ, khi mới ra đời, sản phẩm chưa ai biết đến thì việc tiêu thụ khó vô cùng. Hai người đã phải đích thân đi tới các cửa hiệu làm đầu tiếp thị. Họ ký gửi hàng ở cửa hiệu làm đầu và cam kết với chủ hiệu rằng nếu không bán được sản phẩm này thì họ sẽ hoàn lại tiền.
Với chiến lược này, JPMSđã nhanh chóng trở thành một trong những công ty tư nhân phát triển nhanh nhất nước Mỹ. Không may, Paul Mitchell đã bị chết vì ung thư vào năm 1989. Dưới sự điều hành của DeJoria, công ty đã tiếp tục phát triển và trở thành một trong những công ty lớn nhất trong lịch sử.
Ngày nay, JPMS đã có doanh thu bán lẻ hàng năm đạt 900 triệu đô la Mỹ. Công tyhiện sản xuất hơn 90 loại sản phẩm với nhiều thương hiệu khác nhau như Paul Mitchell, Modern Elixirs, Tea Tree, Paul Mitchell Pro Tools…
Tất cả các sản phẩm chăm sóc tóc và da của hãng đều được sản xuất tại Mỹ với khoảng 25 nhà phân phối cho khoảng 100.000 cửa hiệu chăm sóc tóc và các trường học. Hệ thống này hiện đã mở rộng ra thị trường 81 nước và cung cấp cho hàng ngàn trung tâm chăm sóc tóc.
Mặc dùcó nhiều tập đoàn nhăm nhe muốn mua lại JPMS, nhưng DeJoria đều từ chối vì ông muốn giữ lại thề nguyện ban đầukhi ông bắt đầu bước vào ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp chuyên nghiệp này.
Giờ đây, DeJoria đã tham gia vào nhiều lĩnh vực đầu tư. Sau thành công của JPMS, ông là đồng sáng lập chuỗicâu lạc bộ đêm House of Blues, rồi bán cho Live Nation với giá 350 triệu đô la vào năm 2006 rồi đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau như năng lượng mặt trời, kim cương, điện thoại di động và thậm chí ông còn mở công ty John Paul Pet chuyên về các loại dầu tắm gội cho vật nuôi trong nhà.
Để kỷ niệm 20 năm vô gia cư, ông đã mua mộtghế ở sàn giao dịch chứng khoán New York. Ông đã cưới người mẫu tạp chí Playboy Eloise Broady và có với nhau 6 người con và sống chủ yếu ở Las Vegas, Nevada và Austin, Texas.
20 tuổi vẫn vô gia cư
“Tôi đã nhiều lần nói rằng: sự khác nhau giữa người thành công và không thành công, đó là người thành công làm được rất nhiều việc mà người không thành công “không muốn làm”. Chẳng hạn như, khi những chiếc cửa đóng sầm trước mặt bạn tới 10 lần, nhưng bạn vẫn đi tiếp tới cửa ngôi nhà thứ 11 mà lòng nhiệt tình không hề giảm sút” – John Paul DeJoria
Vốn là con trai của một người Italia nhập cư và mẹ là một người Hy Lạp. DeJoria đã học được giá trị của lao động vất vả từ rất sớm. Cha mẹ ông ly dị khi ông hai tuổi và mới 9 tuổi, ông đã phải cùng người anh trai thức dậy từ 3 giờ sáng để gấp và chuyển báo, phải đi bán bưu thiếp Giáng sinh để phụ giúp gia đình.
Sau đó, người mẹ không có khả năng nuôi được hai đứa con nên hai anh em bị cho làm con nuôi của một gia đình ở miền đông Los Angeles. Suốt thời trẻ, ông sống lang thang trên đường phố ở Los Angeles.
Nhưng mọi việc đã thay đổi khi ông bị thầy giáo dạy toán ở trường trung học John Marshall nói rằng ông sẽ không bao giờ thành công trong cuộc đời. Ông đã đăng ký vào hải quân Mỹ khi còn đang học trung học. Sau khi tốt nghiệp, ông đã tham gia hải quân với khát vọng được đi học nhakhoa nhưng không thành.
Cuộc hôn nhân đầu tiên và buồn tẻ đã để lại cho ông một cậu con trai bé nhỏ mà ông phải chăm sóc. Để nuôi con, ông đã phải làm đủ mọi việc để kiếm sống từ bơm ga, sửa xe đạp và trông nom cửa hàng bán từ điển, photocopy và sửa chữa thiết bị và thậm chí là làm bảo hiểm.
Đây là thời kỳ gian khó nhất của ông. Khi mới hơn 20 tuổi, đã phải gà trống nuôi con và vẫn là kẻ vô gia cư. Ông đã phải thu lượm những vỏ lon Coca và bán chúng để kiếm những đồng bạc lẻ để mua khoai tây, gạo, ngũ cốc, pho mát và súp đóng hộp nuôi con.
Thế nhưng, không khó khăn nào có thể làm ông lùi bước, ông đã cố gắng gượng không cho mình gục ngã. Cuối cùng, số phận ông đã thay đổi khi ông được giao làm việc tiếp thị tại tạp chí Time.
Chẳng bao lâu, ông trở thành giám đốc phát hành tại Los Angeles. Vào năm 1971, ôngđã nhận làm một công việc tại Phòng thí nghiệm Redken, một công ty sản xuất các sản phẩm chăm sóc tóc hàng đầu của Mỹ lúc bấy giờ với mức lương khởi điểm chỉ 650 đô la/tháng.
Theo: “Cậu bé bán báo thành tỷ phú” (Hà Thu/TPO).