Những điểm cần nắm để ôn thi THPT môn Địa lý.
(hieuhoc_hieuhoc.com). Để ôn thi tốt môn Địa lý, học sinh cần lưu ý kết hợp ôn tập kiến thức học kỳ 2 và củng cố kiến thức có liên quan ở học kỳ 1. Cụ thể với 16 điểm ôn tập như sau.
Khi ôn tập vùng Bắc Trung bộ – vùng duyên hải Nam Trung bộ phải kết hợp củng cố kiến thức bài lâm nghiệp và bài giao thông vận tải; Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long phải gắn liền với bài chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đồng bằng và thế mạnh kinh tế đồng bằng, ngành trồng trọt; Ôn tập bài trung du miền núi Bắc Bộ và bài Tây nguyên phải đi đôi với ngành công nghiệp năng lượng, cây công nghiệp; Đặc biệt bài Đông Nam bộ và vùng kinh tế trọng điểm cần kết hợp với bài thương mại và du lịch, cơ cấu công nghiệp, tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
Sau đây là 16 chủ điểm ôn tập môn địa lý:
1. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
+ Các thế mạnh chủ yếu của vùng đồng bằng sông Hồng
+ Các hạn chế chủ yếu của vùng
+ Chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
+ Nguyên nhân chuyển dịch cơ cấu theo ngành ở đồng bằng sông Hồng
+ Các định hướng chính chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở đồng bằng sông Hồng.
2. Vấn đề sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
+ Thế mạnh về tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
+ Hạn chế về tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long
+ Các loại đất trồng chính ở đồng bằng sông Cửu Long
+ Các vấn đề chủ yếu phải giải quyết để sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long.
+ Vấn đề nước ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long
+ Hoạt động kinh tế của con người.
3. Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở Bắc Trung bộ
+ Các thế mạnh chủ yếu ở Bắc Trung bộ
+ Các hạn chế chủ yếu ở Bắc Trung bộ
+ Hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung bộ
+ Thế mạnh lâm nghiệp Bắc Trung bộ
+ Tại sao phải bảo vệ và phát triển vốn rừng ở Bắc Trung bộ
+ Khai thác tổng hợp thế mạnh nông nghiệp ở Bắc Trung bộ
+ Phát triển ngư nghiệp ở Bắc Trung bộ
+ Phát triển ngành công nghiệp trọng điểm ở Bắc Trung bộ
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng ở Bắc Trung bộ
+ Vai trò và ý nghĩa đường Hồ Chí Minh
+ Vai trò của cửa khẩu Lao Bảo và hầm Hải Vân.
4. Vấn đề phát triển kinh tế – xã hội ở duyên hải Nam Trung bộ
+ Các thế mạnh chủ yếu ở duyên hải Nam Trung bộ
+ Các hạn chế chủ yếu ở duyên hải Nam Trung bộ
+ Tình hình phát triển nghề cá
+ Tình hình phát triển ngành du lịch biển
+ Tình hình phát triển ngành dịch vụ hàng hải
+ Tình hình khai thác khoáng sản thềm lục địa và nghề muối
+ Điều kiện phát triển công nghiệp ở duyên hải Nam Trung bộ
+ Tình hình phát triển công nghiệp ở duyên hải Nam Trung bộ
+ Vai trò của cơ sở hạ tầng vận tải ở duyên hải Nam Trung bộ
+ Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng vận tải ở Nam Trung bộ.
5. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
+ Vai trò ngành giao thông vận tải
+ Tình hình phát triển và phân bố hệ thống đường bộ
+ Tình hình phát triển ngành đường sắt
+ Tình hình phát triển và phân bố hệ thống đường sông.
6. Vấn đề phát triển nông nghiệp
+ Điều kiện phát triển ngành trồng trọt lương thực
+ Tình hình phát triển ngành sản xuất lương thực
+ Tình hình sản xuất cây thực phẩm
+ Điều kiện phát triển cây công nghiệp
+ Tình hình sản xuất cây công nghiệp hằng năm
+ Tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm
+ Tình hình sản xuất cây ăn quả
+ Điều kiện phát triển ngành chăn nuôi
+ Vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi
+ Tình hình chăn nuôi lợn và gia cầm
+ Tình hình chăn nuôi gia súc ăn cỏ.
7. Vấn đề phát triển ngành thủy sản
+ Điều kiện phát triển ngành đánh bắt thủy sản
+ Điều kiện phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
+ Những khó khăn đối với việc phát triển ngành thủy sản
+ Tình hình phát triển ngành thủy sản
+ Tình hình khai thác thủy sản
+ Tình hình nuôi trồng thủy sản
8. Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc
+ Tình hình phát triển và phân bố hệ thống vận tải đường biển
+ Tình hình phát triển và phân bố hệ thống đường hàng không
+ Tình hình phát triển và phân bố hệ thống đường ống
+ Vai trò ngành thông tin liên lạc.
9. Vấn đề khai thác thế mạnh ở trung du và miền núi Bắc bộ
+ Thế mạnh phát triển kinh tế của vùng trung du và miền núi Bắc bộ
+ Ý nghĩa kinh tế, chính trị – xã hội của việc phát huy thế mạnh của vùng trung du và miền núi Bắc bộ
+ Điều kiện và khó khăn khi phát triển ngành khai thác khoáng sản
+ Thế mạnh khoáng sản
+ Thế mạnh thủy năng
+ Điều kiện và hạn chế khi phát triển trồng cây công nghiệp
+ Thế mạnh trồng và chế biến cây công nghiệp
+ Điều kiện và hạn chế khi phát triển ngành chăn nuôi
+ Thế mạnh chăn nuôi gia súc
+ Khả năng phát triển kinh tế biển.
10. Vấn đề khai thác thế mạnh ở Tây nguyên
+ Các thế mạnh chủ yếu của Tây nguyên
+ Các hạn chế chủ yếu của Tây nguyên
+ Điều kiện phát triển cây công nghiệp ở Tây nguyên
+ Tác động của cây công nghiệp đối với kinh tế – xã hội ở Tây nguyên
+ Các biện pháp để phát triển bền vững cây công nghiệp ở Tây nguyên
+ Phân bố cây công nghiệp ở Tây nguyên
+ Tài nguyên rừng ở Tây nguyên
+ Khai thác và bảo vệ tài nguyên rừng ở Tây nguyên
+ Khai thác thế mạnh thủy điện ở Tây nguyên
+ Vai trò của thủy điện ở Tây nguyên
11. Vấn đề phát triển ngành lâm nghiệp
+ Vai trò của ngành lâm nghiệp
+ Hiện trạng tài nguyên rừng nước ta.
+ Hiện trạng ngành lâm nghiệp.
+ Tình hình phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp.
12. Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
+ Công nghiệp khai thác than
+ Công nghiệp khai thác dầu khí
+ Công nghiệp điện lực
+ Ngành thủy điện
+ Ngành nhiệt điện
+ Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm
+ Phân bố ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm.
13. Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu ở Đông Nam bộ
+ Vị trí của vùng Đông Nam bộ so với cả nước
+ Nguyên nhân phát triển kinh tế của vùng Đông Nam bộ
+ Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu
+ Thế mạnh về tự nhiên của vùng Đông Nam bộ
+ Thế mạnh về kinh tế – xã hội của vùng Đông Nam bộ
+ Vấn đề khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp của vùng Đông Nam bộ
+ Cơ cấu công nghiệp và các vấn đề cần lưu ý khi phát triển công nghiệp ở Đông Nam bộ
+ Giải quyết vấn đề năng lượng ở Đông Nam bộ
+ Vấn đề thủy lợi và bảo vệ rừng trong khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam bộ
+ Vấn đề cơ cấu cây trồng và giống cây trồng ở Đông Nam bộ
+ Khu vực dịch vụ ở Đông Nam bộ
+ Phát triển tổng hợp kinh tế biển
+ Vai trò của ngành dầu khí ở Đông Nam bộ.
14. Vấn đề phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng ở biển Đông và các đảo, quần đảo
+ Nguồn lợi sinh vật biển
+ Nguồn lợi khoáng sản biển
+ Điều kiện phát triển ngành hàng hải
+ Điều kiện phát triển du lịch biển
+ Đảo và huyện đảo
+ Vai trò của các đảo và quần đảo về kinh tế – chính trị – quốc phòng
+ Nguyên nhân phải khai thác tổng hợp biển và đảo
+ Khai thác tài nguyên sinh vật biển
+ Khai thác tài nguyên khoáng sản biển
+ Phát triển du lịch biển
+ Phát triển giao thông vận tải biển
+ Hợp tác khu vực và quốc tế giải quyết vấn đề biển Đông.
15. Thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
+ Khái quát về biển Đông
+ Ảnh hưởng của biển Đông đến khí hậu
+ Ảnh hưởng của biển Đông đến địa hình
+ Ảnh hưởng của biển Đông đến các hệ sinh thái vùng ven biển
+ Tài nguyên khoáng sản vùng biển nước ta
+ Tài nguyên hải sản vùng biển nước ta
+ Thiên tai ở vùng biển nước ta.
16. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
+ Vị trí địa lý trên đất liền
+ Vị trí địa lý trên đất liền và biển
+ Phạm vi lãnh thổ
+ Phạm vi vùng đất
+ Phạm vi vùng biển
+ Phạm vi vùng trời
+ Ý nghĩa tự nhiên của vị trí địa lý
+ Ý nghĩa kinh tế của vị trí địa lý
+ Ý nghĩa văn hóa – xã hội và quốc phòng của vị trí địa lý.
Các nội dung khác, tùy theo năng lực bản thân, sở thích và các yếu tố tâm lý khác, học sinh có thể kết hợp ôn tập bổ sung vào các chủ đề trên. Chú ý không nên học tủ, học lệch, cắt xén tùy tiện chương trình mà Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng Bộ Giáo dục và đào tạo đã quy định.
– Khi ôn tập bài biển đảo cuối chương trình phải ôn tập lại bài vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ, địa hình đồi núi, thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa và thiên nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
– Khi ôn tập vấn đề gió mùa cần kết hợp với các bài phân hóa thiên nhiên. Cần chú ý tích hợp bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai…
Theo: “16 chủ điểm ôn thi môn tốt nghiệp THPT môn địa lý”. (Thầy MAI PHÚ THANH
– Chuyên viên bộ môn địa lý, phòng GD trung học, Sở GD-ĐT TP.HCM/TTO).