Nên chọn ngành học theo năng lực hay phong trào?

(Hiếu học). Xem xét số lượng hồ sơ đăng ký dự thi, có thể thấy những ngành liên quan đến kinh tế, tài chính, quản trị vẫn được các thí sinh ưa thích nhất. Tuy nhiên, theo góc độ hướng nghiệp, thí sinh cần cân nhắc giữa cái “thích” và điều “hợp”, vì thích chưa chắc đã hợp. Do đó, thí sinh nên chọn lựa ngành nghề phù hợp theo năng lực của mình.

Thí sinh nên cân nhắc khi chọn ngành học. – (Ảnh: TPO).

* Th.S Trần Minh Đức (ĐH Sài Gòn):Hãy dũng cảm nếu cần thiết phải thay đổi.

Việc thí sinh (TS) đổ xô nộp đơn vào khối ngành Kinh tế, Tài chính – Ngân hàng, Quản trị xuất phát từ 4 nguyên nhân chính.

– Thứ nhất, đây là những khối ngành nghề có nhu cầu cao trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Trong các cuộc khảo sát của cơ quan hoạch định chính sách, trung tâm nghiên cứu… đều xác định vấn đề này.

– Thứ hai, số ngành kinh tế, tài chính có nhiều cơ hội trúng tuyển vì hiện nay có rất nhiều trường đào tạo các ngành học này.

– Thứ ba, do sự hấp dẫn về môi trường làm việc rộng lớn, năng động, thu nhập cao và nhiều cơ hội thăng tiến.

– Cuối cùng là sự chọn lựa của thí sinh hiện nay vẫn còn tâm lý phong trào, hoặc chịu sự áp đặt của bố mẹ hoặc bị thu hút bởi sự hào nhoáng của ngành nghề.

Thực tế cho thấy, nếu TS bị quá cuốn hút vào ngành “hot” có thể bị rơi vào các trường hợp:

– Đầu tiên, có thể hiện tại ngành này đang “hot” nhưng sau bốn năm ra trường, ngành này chưa chắc còn “hot” như vậy nữa.

– Thứ hai, ngành “hot” chưa chắc phù hợp với sở thích, năng lực… của nhiều TS.

– Thứ ba, ngành càng “hot” thì khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động càng gay gắt.

– Thứ tư, hiện nay cơ cấu đào tạo khối ngành kinh tế, tài chính ở hệ TCCN (chiếm 46,2% – số liệu năm 2009) là không phù hợp với việc sử dụng nhân lực của nền kinh tế hiện nay. Hệ TCCN không thể nặng về kinh tế quản lý như vậy. Đây là điều mà nhiều thí sinh cần lưu ý.

Một sai lầm rất cơ bản nữa mà nhiều TS thường vướng vào khi đặt bút lựa chọn những ngành này là không để ý đến năng lực, không nắm được các “ưu – khuyết” của cơ sở đào tạo, dẫn đến việc không được đào tạo một cách bài bản.

Hiện nay, khối ngành kinh tế, tài chính dù đang “hot” vẫn nằm ở tình trạng “vừa thừa, vừa thiếu, vừa yếu”. Các thí sinh nên cân nhắc khi chọn lựa ngành học, hãy dũng cảm nếu thấy cần phải thay đổi.

* Th.S Trần Đình Lý (ĐH học Nông lâm TPHCM): Ngành học nào cũng có cơ hội.

Có nhiều ý kiến khuyên thí sinh nên chọn ngành đào tạo cho số đông để có nhiều cơ hội việc làm. Và thực tế những năm gần đây, nếu không nói là lâu nay, TS đăng ký dự thi vào nhóm ngành kinh tế -quản trị của các trường chuyên về lĩnh vực này và cả những trường đào tạo đa ngành, trong đó có kinh tế – quản trị – vẫn luôn chiếm một tỷ lệ khá cao, thậm chí ngoạn mục so với nhóm ngành khác.

Điều này không có gì mâu thuẫn cả vì nhu cầu tuyển dụng nhóm ngành này luôn rất lớn, và cũng nhiều người thích. Tuy nhiên, theo góc độ hướng nghiệp, TS cần cân nhắc giữa cái “thích” và điều “hợp”, vì thích chưa chắc đã hợp. Vì vậy, nên chọn lựa ngành nghề theo năng lực của mình.

Với thời kỳ hội nhập sẽ mở ra nhiều cơ hội việc làm với nhiều yêu cầu cao hơn đối với người lao động.

Các nhóm ngành như kinh doanh, kinh tế, luật, môi trường, đô thị… vẫn có xu hướng phát triển trong tương lai và tiêu chí quan trọng đối với các nhà tuyển dụng không chỉ là bằng cấp mà chính là kinh nghiệm trong lĩnh vực nghề nghiệp nhất định, khả năng tiếng Anh, khả năng giao tiếp và sử dụng vi tính.

Như vậy sự thích nghi với lĩnh vực công tác sau này sẽ rất quan trọng. Sẽ rất sai lầm nếu nhưchọn một ngành “rộng” hiện nay để sau này nếu không “hợp” thì sẽ chuyển sang lĩnh vực khác bằng cách làm lại từ đầu hoặc học bằng 2, bằng 3…

Như suy nghĩ của trường phái “phân vân, lưỡng lự” thì lựa chọn như thế sẽ rất lãng phí thời gian, tiền bạc, và cả tinh thần, lãng phí cho cả xã hội.

Giáo dục đại học, cao đẳng sẽ giúp bạn chuẩn bị nghề nghiệp cho tương lai nhưng không giới hạn ở một nghề nghiệp cụ thể nào. Bất cứ ngành học nào cũng có thể giúp bạn chuẩn bị một số nghề nghiệp khác nhau.

Theo: “Tuyển sinh ĐH, CĐ: Có nên đổ xô vào kinh tế, tài chính?” (TPO).

Bài liên quan

Xác định tính cách để chọn ngành học.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Một tư duy khá phổ biến là các bạn trẻ chúng ta thường say sưa với những sở thích cảm tính và hăm hở chạy theo những ngành nghề được đánh giá là sang, là “hot” mà ít khi chiêm nghiệm thấu đáo xem thật sự những ngành học đó có phù hợp với tính cách của mình hay không.

Chọn trường đăng ký dự thi: Nên chọn ngành nghề phù hợp.

(Hiếu học). Lượng định sức học của mình để chọn trường đăng ký dự thi tức là chọn lựa nghề nghiệp cho tương lai. Các tiêu chí như: Nhu cầu xã hội đối với ngành nghề, hoàn cảnh kinh tế gia đình, sức khỏe, khả năng, sở thích đều cần phải được xem xét, đánh giá đúng mức cho phù hợp.

Tôi học ngành-nghề gì?

(hieuhoc_hieuhoc.com).“Dù rằng mình nắm giữ chìa khóa cuộc đời. Nhưng phải sử dụng nó thật là khó. Đến nay, tôi vẫn chưa xác định được ngành nghề gì là thích hợp, là sở trường của mình. Làm sao tôi biết được đâu là con đường mình phải đi, tôi sẽ học ngành gì, làm nghề gì?” Đó là tâm sự của rất nhiều bạn trẻ (Pikachu, Lê Ng.,Mai Tiên….) gởi đến với Hiếu Học.    

Luôn có một nghề dành cho bạn, để bạn vững bước vào đời!

(hieuhoc_hieuhoc.com). Không tự xác định mục tiêu để mình đi tới, sự nghiệp và cuộc đời của bạn sẽ chỉ là những tình cờ đầy may rủi. Chẳng phải bạn đã từng hoặc có thể là đang cảm thấy rất thất vọng, ê chề và bất mãn đó sao? Vì sao? Vì sao?

Cùng chuyên mục