(Hiếu học). Bà Nguyễn Thị Lê Hương, phó vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học (Bộ GD-ĐT), cho biết năm 2010 sẽ có 35 chương trình tiên tiến được triển khai ở 20 trường ĐH trong cả nước. Trong đó 10 chương trình tiên tiến bắt đầu tuyển sinh khóa đầu tiên.
Các chương trình tiên tiến rất đa dạng về lĩnh vực đào tạo, bao gồm các ngành khoa học cơ bản như toán học, hóa học, công nghệ, kỹ thuật, nông lâm, môi trường, kinh tế, kiến trúc… Theo bà Hương, chương trình tiên tiến được áp dụng thực hiện là chương trình do các cơ sở đào tạo thiết kế, xây dựng phù hợp dựa trên cơ sở của chương trình đào tạo gốc đang được áp dụng ở trường ĐH tiên tiến trên thế giới, kể cả nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức và quản lý đào tạo, được giảng dạy bằng tiếng Anh, có các môn khoa học Mác – Lênin theo quy định bắt buộc đối với sinh viên VN.
Để được công nhận là chương trình tiên tiến, chương trình gốc phải được chọn từ chương trình đào tạo của các trường ĐH thuộc nhóm 200 trường ĐH hàng đầu thế giới trong bảng xếp hạng của các hiệp hội, tổ chức giáo dục có uy tín trên thế giới hoặc thuộc nhóm 20% những chương trình đào tạo tốt nhất trong bảng xếp hạng các ngành đào tạo của các hiệp hội, tổ chức kiểm định giáo dục cấp quốc gia hoặc quốc tế; có nội dung tiên tiến, gắn với định hướng phát triển kinh tế – xã hội của nước ta và phù hợp với năng lực triển khai thực hiện của trường ĐH được áp dụng.
Theo quy định chung của Bộ GD-ĐT, giảng viên giảng dạy chương trình tiên tiến phải có trình độ thạc sĩ trở lên, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tiếng Anh đáp ứng yêu cầu giảng dạy. Đối với khóa đào tạo đầu tiên, chủ yếu mời giảng viên nước ngoài giảng dạy.
Để được tuyển chọn vào học các chương trình tiên tiến, người học phải là những sinh viên trúng tuyển vào ĐH hệ chính quy, có trình độ tiếng Anh đáp ứng yêu cầu học tập (tùy theo quy định cụ thể của từng chương trình tiên tiến), tự nguyện đăng ký theo học chương trình tiên tiến và đóng học phí theo quy định của cơ sở đào tạo.
Đối với những khóa đầu tiên, hiện các chương trình tiên tiến được ngân sách nhà nước hỗ trợ phần lớn chi phí đào tạo, do đó người học chỉ phải đóng học phí bằng khoảng 15% tổng nhu cầu kinh phí đào tạo dự kiến. Tuy nhiên, nhìn chung mức học phí của các chương trình tiên tiến hầu hết đều cao hơn mặt bằng học phí chung của chương trình đào tạo đại trà. Tùy theo từng trường và từng chương trình tiên tiến có quy định mức học phí và mức hỗ trợ sinh viên khác nhau.
Thời gian đào tạo theo chương trình tiên tiến của một khóa học là 4,5-5 năm, trong đó năm đầu tập trung đào tạo tăng cường tiếng Anh cho sinh viên. Quy mô tuyển sinh đào tạo ở khóa đầu của chương trình tiên tiến thường 30-50 sinh viên. Những khóa tiếp theo tùy theo nhu cầu thực tế, các chương trình có thể mở rộng tuyển sinh thành hai lớp. Bằng tốt nghiệp khóa đào tạo do trường ĐH của VN cấp hoặc cả hai trường của VN và nước ngoài cùng cấp tùy theo từng chương trình tiên tiến.
Các chương trình tiên tiến sẽ tuyển sinh năm 2010: Chỉ tiêu
Trường ÐH Bách khoa (ÐHQG TP.HCM)
Ngành học: Hệ thống năng lượng. Chỉ tiêu: (50)
Trường ĐH đối tác (nước ngoài): University of Illinois at Urbana – Champaign, USA
ÐH Huế
Trường ÐH Sư phạm: vật lý. (30). University of Virginia, USA
Trường ÐH Kinh tế: kinh tế
Nông nghiệp (50) Sydney University, Australia
Trường ÐH Kinh tế quốc dân
Tài chính (60) California State University – Long Beach, USA
Kế toán (60) CSU, Long Beach, USA
Trường ÐH Bách khoa Hà Nội
Kỹ thuật y sinh (50) Duke University – Durham, USA
Cơ điện tử (50) California State University – Chico, USA
Kỹ thuật và khoa học vật liệu (50) University of Illinois at Urbana – Champaign, USA
ÐH Ðà Nẵng
Hệ thống nhúng (50) Portland State University, USA
Ðiện tử viễn thông (50) University of Washington, USA.
Trường ÐH Khoa học tự nhiên (ÐHQG Hà Nội)
Toán học(50) University of Washington, Seattle, USA
Hóa học (50) University of Illinois at Urbana – Champaign, USA
Khoa học môi trường (50) Indiana University, Bloomington, USA
Trường ÐH Cần Thơ
Nuôi trồng thủy sản (20) Auburn University, Alabama State, USA
Công nghệ sinh học (20) Michigan State University, USA
Trường ÐH Khoa học tự nhiên (ÐHQG TP.HCM)
Công nghệ thông tin (50) Portland State University, Oregon, USA
Trường ÐH Công nghệ thông tin (ÐHQG TP.HCM)
Hệ thống thông tin (60) Oklahoma State University, USA
Trường ÐH Nông nghiệp Hà Nội
Quản lý kinh doanh nông nghiệp (1 lớp) University of Wisconsin – Madison, USA
Khoa học cây trồng (1 lớp) University of California – Davis, USA
Trường ÐH Giao thông vận tải
Xây dựng công trình giao thông (50) University of Leed, UK
Trường ÐH Thủy lợi
Kỹ thuật tài nguyên nước (50) Colorado State University, USA
Kỹ thuật xây dựng (chuyên ngành Kỹ thuật công trình thủy) (50) McGill University, Canada
ÐH Thái Nguyên
ÐH Kỹ thuật công nghiệp: kỹ thuật cơ khí (50) State University of New York at uffalo,USA
ÐH Kỹ thuật công nghiệp: kỹ thuật điện (50) State University of New York at Buffalo, USA
ÐH Nông lâm: khoa học & quản lý môi trường (50) UC – Davis, USA
Trường ÐH Nông lâm TP.HCM
Khoa học và công nghệ thực phẩm (50) UC – Davis, USA
Thú y (50) University of Queensland, Australia
Trường ÐH Kiến trúc Hà Nội
Kiến trúc công trình (50) University of Nottingham, UK
Trường ÐH Ngoại thương
Kinh tế quốc tế (80) Colorado State University, USA
Quản trị kinh doanh (chuyên ngành kinh doanh quốc tế) (80) Washington State University, USA
Trường ÐH Kiến trúc TP.HCM
Quy hoạch và thiết kế đô thị (1 lớp) Katholike University Leuven – Vương quốc Bỉ
Trường ÐH Lâm nghiệp
Quản lý tài nguyên thiên nhiên (50) Colorado State University, USA
Trường ÐH Hàng hải
Kinh doanh vận tải biển quốc tế (50) CSU, The California Maritime Academy, USA
Trường ÐH Mỏ – địa chất
Kỹ thuật hóa học (50) The University of Oklahoma, USA
Trường ÐH Y Hà Nội
Ðiều dưỡng (Trường ĐH đối tác nước ngoài: The University of Sydney, AU).
Nguồn: (TTO).