“Tạm quên” để giải quyết vấn đề nan giải?

(Hiếu học). Trong sinh hoạt, công tác và học tập, chúng ta đôi khi gặp những vấn đề giải mãi không ra, ví như chứng minh một bài toán, tìm giải pháp trong kinh doanh….Và vì sao tạm thời quên vấn đề nan giải đó lại giúp ích cho việc giải quyết vấn đề?

Khi phải giải quyết vấn đề và lâm vào ngõ cụt, bạn tiếp tục vò đầu bứt tai suy nghĩ hay tạm thời quên phức nó đi ? Bạn nghỉ ngơi hay làm công việc khác?

Qua nghiên cứu, các nhà tâm lý đề nghị: Lúc này tốt nhất các bạn hãy gác vấn đề nan giảiđó lại, để sang một bên, như thế sẽ giúp ích cho việc giải quyết vấn đề. Rất có thể bạn cũng đã có những kinh nghiệm như vậy, nhưng bạn có biết rõ lý do vì sao không?

Động cơ và nỗi lo âu càng mạnh như đốt cháy tâm can thì càng khó khăn trong việc giải quyết vấn đề.

Các nhà tâm lý đã phát hiện ra rằng, có hai nhân tố tâm lý ảnh hưởng đến việc giải quyết vấn đề. Đó là động cơ giải quyết vấn đề, động cơ quá mạnh hoặc quá yếu đều không có lợi cho việc giải quyết vấn đề. Khi vấn đề càng không giải quyết được thì bạn lại càng muốn giải quyết, cường độ động cơ càng mạnh, thì càng không có lợi cho việc giải quyết tận gốc vấn đề. Gặp những vấn đề nan giải, tâm lý ai cũng lo lắng, mà lo lắng càng nhiều hoặc chẳng lo nghĩ gì cả đều bất lợi cho việc giải quyết vấn đề.

Tại sao có những vấn đề giải mãi không ra?

Các nhà tâm lý học cho rằng: Điều này liên quan tới sự chú ý và cách thức không thỏa đáng của mọi người gây ra. Một số đặc điểm nào đó của vấn đề có thể thu hút mãnh liệt chú ý của người ta, cùng với thành kiến có sẵn khiến người ta dồn hết tâm trí vào đó mà bỏ qua những đặc điểm khác: những đặc điểm rõ ràng, nhưng lại là mấu chốt. Vì thế, dẫn đưa tới những sai lầm trong tư duy khi giải quyết vấn đề.

Đồng thời, suy nghĩ một vấn đề trong một thời gian dài cũng làm cho não căng thẳng, mệt mõi, gây trở ngại cho việc giải quyết vấn đề. Tạm quên giúp chúng ta gạt bỏ những chi tiết linh tinh, chỉ giữ lại những khái niệm và ý tưởng chủ yếu nhất, khái quát nhất.

Tóm lại, nếu có thể ngừng lại, tạm thời quên phức vấn đề nan giải đó đi, bạn sẽ có cơ hội tránh khỏi tình trạng đi vào ngõ cụt. Đến khi quay lại với vấn đề chưa giải quyết: Lúc này sự chú ý quá mức đã bình ổn, sự hưng phấn của não được phục hồi, bạn sẽ dễ dàng phát hiện được những đặc điểm mới của vấn đề, sẽ nảy sinh cách suy nghĩ mới, tìm ra phương cách đúng đắn để giải quyết vấn đề.

Chúc bạn luôn sáng tạo và thành công!

Trương Chí Thông Tổng hợp.(hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Kỹ năng giải quyết vấn đề.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Mong muốn kết quả học được tốt hơn, chúng ta thường quan tâm đến cách làm thế nào để học nhanh hơn, nhiều hơn với công sức ít nhất. Nhưng kỹ năng giải quyết vấn đề thì không được lưu tâm đúng mức.

Kỹ năng tập trung.

(Hiếu học). Một trong những nguyên nhân khiến hầu hết mọi người gặp khó khăn trong học tập và làm việc là do thiếu tập trung. Đầu óc bạn cứ nghĩ hết cái này sang cái kia: bị lo lắng, bị cám dỗ...; vì lơ đểnh, thiếu tập trung nên chuyện học hành và làm việc của bạn trở nên khó khăn, nhàm chán.

Tìm học ý nghĩa: Hy vọng, sợ hãi và thời gian.

(Hiếu học). Tất cả mọi người đều tìm học, hy vọng sẽ có được nhiều hiểu biết. Nhưng: “Điều kiện đầu tiên là phải biết nhìn cuộc sống với cặp mắt của trẻ thơ, cái gì cũng mới lạ với nó và đều có thể làm cho nó phải ngạc nhiên”. (Aristot).    

Kỹ năng phán đoán nhanh.

(Hiếu học). Khả năng phán đoán thế giới chung quanh, khả năng đáp ứng tình thế, khả năng giải quyết vấn đề đôi khi không phụ thuộc vào thời gian hoặc nổ lực suy nghĩ của chúng ta. Năng lực này chính là kỹ năng phán đoán mà ai cũng có thể trau dồi. Đó là một năng lực rất mạnh, mặc dù nó cũng có thể mắc sai lầm (kỹ năng phán đoán kém!).  

Cùng chuyên mục