Những bí quyết chung cho học tập.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Có những kinh nghiệm, phương pháp giúp các bạn tiếp thu tốt kiến thức, giải quyết các khó khăn trong học tập. Nếu áp dụng, việc học sẽ nhẹ nhàng hơn, kết quả lại cao. Sau đây là một vài bí quyết chính yếu:

1- Vạch kế hoạch : Học tập và làm việc cóphương pháp, có hệ thống nghiên cứu: điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó. Đây là bí quyết rất quan trọng, nhưng rất ít bạn chịu áp dụng vì không nắm bắt được hiệu quả của nó.

2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng văn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm. Riêng môn toán, ngoài sự chuyên cần nên suy nghĩ sáng tạo theo lối phân tích để tìm ra phương pháp giãi quyết bài toán.

3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ “cho nên, vì vậy” và “chủ yếu”, “điều quan trọng” mà thầy cô đã tóm tắt.

4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.

+ Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.

+ Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.

+ Sử dụng mẹo học để hiểu và nhớ bài. (hieuhoc_hieuhoc.com).

5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.

6- Học nhóm: trao đổi với bạn bè theo cách học với nhóm sau khi được thầy cô khơi gợi, hướng dẫn. Bạn hãy luôn tạo sự thoải mái cho nhau trong học tập, những kinh nghiệm và kiến thức mà các thành viên trong nhóm có sẽ được mọi người cùng nhau chia sẻ…

7- Tìm và chuẩn bị nơi học tập: Lang thang khắp nơi cố tìm một nơi học lý tưởng là một việc làm rất mất thời gian hoặc nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng. Cố gắng tối ưu hóa môi trường học tập của bạn theo cách tốt nhất có thể có được.

Tóm lại ta thấy, học mà chỉ nghe giảng: chỉ nhớ 5% những gì đã nghe. Đọc bài: nhớ được 10%. Nghe và nhìn cùng lúc: nhớ được 20%. Được xem làm thí nghiệm trước mắt sinh viên: nhớ được 30%. Thảo luận nhóm: nhớ được 50%. Thực hành bằng cách làm bài, ghi lại, viết lại: nhớ được tới 75%. Và nhớ được, nắm vững nhất là giảng giải lại cho người khác, ứng dụng những gì được học ngay sau khi học là 90% (Tài liệu do Trung tâm thực nghiệm về đào tạo quốc gia, địa học Maine – Mỹ công bố).

Chúc các bạn luôn vui – khỏe – học tập tốt nha!

Tổng hợp từ Kĩ năng học hành.

Trương Chí Thông. (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Mẹo học để hiểu và nhớ bài.

(hieuhoc_hieuhoc.com). :Làm sao để tự kiểm tra xem mình có hiểu bài chưa, làm sao để hiểu bài hơn, làm sao có thể ghi nhớ tốt hơn, và nhất là để có thể tìm lại, khôi phục được những thông tin mà ta đã học, một cách nhanh chóng và dễ dàng khi cần thiết. Giải pháp cho nó chỉ là một mẹo nhỏ, mẹo nhỏ nhưng cũng rất hiệu quả, các bạn hãy áp dụng thử nha!

Cách học cho từng loại tính cách

Phương pháp giao tiếp gợi mở: Bạn nên tận dụng phương pháp “Hỏi - Đáp”, tránh sử dụng phương pháp “Đúng - Sai”, Ví dụ: “Bạn cho rằng đây là đáp án hay nhất phải không?”, không nên nói: “Đáp án của bạn sai rồi”...Làm theo phương pháp này sẽ thấy việc dẫn dụ người khác làm theo ý mình không quá khó.

Phương pháp học tập ở Đại học

(hieuhoc_hieuhoc): Khối lượng kiến thức giảng dạy ở bậc ĐH là vô cùng lớn, phương pháp giảng dạy và môi trường học tập cũng khác xa bậc học phổ thông. Vì vậy, các bạn sinh viên (SV) cần có được phương pháp học tập thích hợp để có thể tiếp thu hết khối kiến thức đồ sộ đó.

Tự chuẩn bị để học tập là phần quan trọng nhất của việc học - phần 1

(hieuhoc_hieuhoc.com): Bước đầu tiên, để nhận biết tài năng tiềm ẩm của bạn và trở thành người học tập tốt hơn là nhận thức được vai trò quan trọng của sự chuẩn bị. Tôi không định đề cập tới các chi tiết thực tế của việc chuẩn bị tài liệu cho một bài kiểm tra, tôi muốn nói đến sự chuẩn bị chung bạn cần có trước khi mở sách để học hay vào  giảng đường.

Cùng chuyên mục