9 lời khuyên ôn tập hiệu quả

Còn khoảng 2 tháng nữa là thí sinh cả nước bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2016. Một số bộ phận học sinh (HS) đang rất lo lắng, không biết phải xây dựng một quy trình học tập, “chiến lược” ôn tập thế nào cho hiệu quả.

Sau đây là 9 lời khuyên tổng hợp từ các chuyên gia, từ kinh nghiệm những người đi trước giúp HS ôn tập hiệu quả.

1. Có thái độ dứt khoát trong việc xác định mục đích của kỳ thi, lựa chọn ngành học, trường xét tuyển.

2. Tạo một không gian học tập hợp lý, trực quan, sinh động.

3. Xây dựng một thời gian biểu học tập chính khóa, học thêm; học môn chính, môn phụ khoa học. Bố trí thời gian học tập, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý.

Các bạn cần chuẩn bị cho mình một kế hoạch ôn tập khoa học, sắp xếp thời gian biểu hợp lý. Các bạn nên xây dựng lộ trình học tập cụ thể, chủ động trong quá trình ôn tập. Và tuyệt đối, các bạn tránh tư tưởng ‘giấu dốt’ vì nó rất nguy hại. Thay vào đó, các bạn chủ động tìm đến thầy cô bộ môn và bạn bè để nhận sự giải đáp, chia sẻ vấn đề còn vướng mắc được sáng tỏ, thông hiểu.

Ôn tập xen kẽ, không nên chỉ ôn liên tục một loại tài liệu, một môn học dễ gây sự nhàm chán, không có hứng thú, khó ghi nhớ. Để tránh mau quên, cần tiến hành ôn tập thường xuyên nhưng học rải rác, phân tán nhiều đợt. Các bạn không nên ôn tập liên tục trong một thời gian dài có thể gây quá tải cho hệ thần kinh, dẫn đến sự căng thẳng tâm lý. Ngay từ bây giờ, các bạn lập ngay kế hoạch khoa học để ôn tập, biết quản lý thời gian hiệu quả. Đặc biệt, những môn học mà các bạn có định hướng đăng ký thi tốt nghiệp’.

4. Không nên có tâm lý quá lo lắng về kỳ thi để học ép, học dồn nhưng cũng tránh thái độ chủ quan “nước đến chân” vẫn chưa chịu “nhảy”.

5. Không thức quá khuya hoặc lạm dụng các chất kích thích như trà, cà phê… Trước khi ngủ nên hệ thống lại kiến thức đã ôn trong ngày. Buổi sáng nên dậy sớm một chút vừa để chuẩn bị cho một ngày mới, vừa tranh thủ ôn bài, sẽ hiệu quả cho những môn học lý thuyết.

6. Dành thời gian để tự học. Cần nhớ rằng nghe giảng, ghi chép chỉ là cách tiếp nhận một chiều, chính tự học mới giúp người học tích lũy được cái gì riêng cho mình, để đọng lại, nhớ lâu.

7. Có cách hệ thống kiến thức cô đọng, ngắn gọn, như lập sơ đồ tư duy. Lấy việc ôn của môn này để giảm căng thẳng cho việc ôn môn kia là bí quyết của nhiều người thành công về việc học.

8. Cần quan tâm đến chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí. Hạn chế sử dụng, tiếp xúc với các trang mạng xã hội vì rất mất thời gian. Không tham gia các môn thể thao quá nặng, hạn chế bớt công việc của gia đình.

9. Cuối cùng, phải tạo cho mình có một tâm lý thật sự phấn chấn, thoải mái. Kỳ thi THPT quốc gia 2016 là kỳ thi kiểm tra đánh giá lại mức độ thông hiểu kiến thức. Vì thế, các bạn đừng tự tạo áp lực cho chính mình. Đại học không phải là con đường duy nhất. Các bạn đừng quá đặt nặng vấn đề điểm số và số câu phải hoàn thành trong bài thi. Điều quan trọng các bạn cần có là đảm bảo được vốn kiến thức cơ bản, trọng tâm của môn học, kỹ năng làm bài và sự tự tin. Chính nó là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại trong kỳ thi sắp tới.

Theo: Trần Ngọc Tuấn/Bình Nguyên (Giáo Dục/TNO)

Bài liên quan

Bí quyết giảm áp lực khi đối mặt với kỳ thi quan trọng

  ( hieuhoc_hieuhoc.com). “Học tài thi phận”, đó là một kết luận chính xác đối với những thí sinh thật sự có khả năng, thậm chí rất giỏi nhưng chẳng may bị hỏng thi. Loại trừ những nguyên nhân khách quan cho sự chẳng may như: bất ngờ đau yếu trong người, gặp chuyện bi ai trong gia đình…; thì nguyên nhân lớn nhất làm giảm sút khả năng của người đi thi chính là: “áp lực tạo nên căng thẳng”. Hẳn nhiên áp lực càng lớn thì kết quả của bài thi bị giảm sút càng nhiều.Vậy những lý do tạo nên áp lực đó là gì? Ta có thể loại trừ nó hoặc làm giảm thiểu tác hại của nó được không? Muốn cho lo lắng không còn đè nặng trong tâm trí, ta cần phải làm những gì để bước vào kỳ thi với một tâm trạng thoải mái, tự tin hầu đạt được kết quả đúng như khả năng của mình?

Cẩm nang học thi Đại học: Học có hệ thống.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Phải chịu áp lực đậu Đại học rất lớn là điều khó tránh khỏi. Bởi đầu vào Đại học quá hẹp, trong khi số học sinh dự tuyển lại quá nhiều, buộc các bạn phải phấn đấu, cố gắng hơn người. Tuy vậy, không chỉ cố gắng là đủ, các bạn phải học có phương pháp, có thời khóa biểu rõ ràng, và quan trọng nhất là phải học đều trong cả năm học cuối cấp này.

Cách học và ôn thi: Ôn ít hiệu quả nhiều

(hieuhoc_hieuhoc.com) Với khối lượng kiến thức rất nhiều, ôn thi như thế nào để tránh việc học trước quên sau? Cách học và ôn thi sao cho hiệu quả? - Điều mà hầu hết các học sinh rất quan tâm và mong muốn là “ôn ít mà nhớ nhiều” !   

Nhận biết những nguyên nhân tạo nên căng thẳng khi làm bài thi.

 (hieuhoc_hieuhoc.com). Mặc dù tập huấn kỹ càng, thầy cô nhắc nhở mẹ cha dặn dò, nhưng khi bước vào phòng thi thì bao nhiêu cẩm nang, bí quyết dường như biến đi đâu mất. Hầu hết các thí sinh đều bị mắc phải áp lực này. Động lực càng cao, lòng mong mõi một kết quả thật tốt để báo đáp công ơn cha mẹ, thầy cô càng lớn thì áp lực lo sợ càng nhiều, với các bạn có thần kinh yếu thì hậu quả rõ ràng là rất nặng nề. Riêng những trường hợp đi thi chỉ là cho có, dự....

Giảm áp lực khi đi thi: Đừng quan tâm đến những gì người khác nghĩ.

( hieuhoc_hieuhoc.com.). “Học tài thi phận”, đó là một kết luận chính xác đối với những thí sinh thật sự có khả năng, thậm chí rất giỏi nhưng chẳng may bị hỏng thi. Loại trừ những nguyên nhân khách quan cho sự chẳng may như: bất ngờ đau yếu trong người, gặp chuyện bi ai trong gia đình…; thì nguyên nhân lớn nhất làm giảm sút khả năng của người đi thi chính là: “áp lực tạo nên căng thẳng”. Hẳn nhiên áp lực càng lớn thì kết quả của bài thi bị giảm sút càng nhiều.Vậy những lý do tạo nên áp lực đó là gì? Ta có thể loại trừ nó hoặc làm giảm thiểu tác hại của nó được không? Muốn cho lo lắng không còn đè nặng trong tâm trí, ta cần phải làm những gì để bước vào kỳ thi với một tâm trạng thoải mái, tự tin hầu đạt được kết quả đúng như khả năng của mình?  

Cùng chuyên mục