Nếu bé có về nhà và “mách” với bạn như thế, đừng vội lo lắng hay tin ngay lời con và quy kết trách nhiệm cho phía nhà trường. Hãy tìm hiểu kỹ nguyên nhân sự việc để giải quyết từng bước một.

1. Cam đoan với trẻ

Nên bắt đầu bằng việc trấn an con, cho con hiểu dù thế nào bạn vẫn luôn yêu và tin tưởng vào con. Một điều nữa nên khẳng định để con yên tâm là: “Mẹ sẽ nói chuyện với cô giáo”. Tuy nhiên cần chắc chắn là bạn không thiên vị bên nào và cũng không cho trẻ cái “quyền” không nghe lời thầy cô nói.

2. Liên lạc với giáo viên

… càng sớm càng tốt nhưng nên vào cuối ngày học kế tiếp. Bạn có thể gọi điện hoặc gửi mail cho giáo viên của con để đặt lịch hẹn. Chủ trương là rất mong được gặp thầy cô với phép lịch sự, thân thiện nhưng cũng mạnh mẽ và kiên quyết.

Nếu bạn không nhận được phản hồi trong vòng hai ngày thì nên để lại một tin nhắn tại văn phòng chính của trường. Nếu vẫn không thấy thầy cô nào gọi lại thì hãy trực tiếp gọi cho hiệu trưởng, cho biết rằng bạn đã cố gắng liên lạc gần một tuần mà không thấy hồi âm, đó là trách nhiệm của giáo viên và bạn muốn có một cuộc gặp mặt với hiệu trưởng và cô giáo của trẻ.


3. Tại cuộc họp

Bạn không nên tỏ thái độ giận dữ hay khó chịu, cần thiết lập mối quan hệ thân thiện hơn với câu mở đầu: “Tôi biết con tôi có thể tường thuật lại sự việc chưa được chính xác, nên tôi nghĩ để hiểu đúng đắn, tôi nên nói chuyện trực tiếp và thẳng thắn với cô giáo”.

Sau đó bạn lắng nghe câu chuyện của giáo viên, bám sát vào các chi tiết đặc biệt như: “Cháu nó nghĩ rằng cô ghét cháu nên mới phạt cháu…”. Hỏi nhiều câu hỏi để bạn có thể hiểu chính xác những gì đang xảy ra giữa giáo viên và con của mình. Chia sẻ càng nhiều thông tin bạn có càng tốt. Trong phạm vi có thể, hãy để suy nghĩ của bản thân, của con bạn và của giáo viên ở cùng một bên, giải quyết các vấn đề mặt đối mặt chứ không áp đặt vấn đề bản thân bạn.

4. Thực hiện một kế hoạch

Cùng cô giáo của bé thực hiện kế hoạch vì bạn mong muốn tình cảm giữa cô và bé tốt hơn. Mỗi trường hợp đều không giống nhau nên tùy hoàn cảnh mà bạn có kế hoạch tạo dựng cho bé lòng tin ở cô giáo. Cho bé hiểu không phải cô giáo ghét bỏ mà sai bé làm mọi việc, chẳng qua đó là do quy định của lớp, của trường phải tuân theo, nếu không sẽ bị phạt.

Cũng nên khéo léo ứng xử với cô giáo của bé để cô không có những hành động ghét bé khi không có mặt bạn. Tất nhiên bạn cũng cần theo dõi những biến đổi về tâm lý cũng như hành động của bé về cô giáo.


5. Thể hiện tính tích cực

Sau cuộc gặp mặt bạn nên gửi một bức thư ngắn gọn để cảm ơn cô giáo đã dành thời gian cho mình và cùng thực hiện kế hoạch đã đề ra. Thường xuyên liên lạc với giáo viên để biết rõ tình hình hơn.

Nếu như tình hình không tốt hơn mà tồi tệ đi, trẻ có tâm lý hoang mang lo sợ, ảnh hưởng đến việc học thì có thể bạn xin được chuyển lớp để đảm bảo môi trường học tập lành mạnh cho bé. Tất nhiên đây là bước cuối cùng phải làm nếu như các giải pháp trên không hiệu quả.

Theo Dan Tri

Cùng chuyên mục