10 bí ẩn về các Ninja

“Ninja” từng xuất hiện trong các bộ phim và truyện tranh của Nhật Bản. Nhưng không nhiều người biết về ninja và trường phái võ thuật Ninjutsu.

1) Ninja là những thần thoại

Trên thực tế, ninja vàmôn võ thuật mà họ theo học xuất hiện cách đây 800 năm. Các lò luyện ninja phát triển kỹ năng võ thuật để bảo vệ bản thân họ khỏi những chiến binh như Samurai. Nguyên tắc của trường phái võ thuật Ninjutsu là: Tẩu thoát khi có thể; nếu không thể đánh bài… chuồn, hẵng ra tay hạ sát. Không có gì là trái với đạo lý đối với ninja: họ có thể ném cát vào mắt của kẻ thù, giẫm đạp lên kẻ thù khi quỵ ngã… bất cứ việc gì có thể bảo vệ mạng sống của họ. Trải qua quá trình phát triển, ngày nay, ninja thường được thuê làm gián điệp, vệ sĩ tư hoặc ám sát thuê.

2) Bí mật những thanh kiếm

Sự thật của bí ẩn này nằm ở truyền thuyết đồn đại về việc ninja bắt kiếm bằng tay không. Nhưng trên thực tế, một ninja siêu đẳng cũng không thể ngăn cản một thanh gươm sắc bén chỉ bằng tay không. Họ sử dụng những thứ vũ khí bí mật và rất hiệu quả để chặn đường chém của thanh gươm.

3) Mặt nạ ninja

Ninja sử dụng mặt nạ và trang phục đen khi hành sự không hẳn được xem là đồng phục của họ. Ngày nay, hầu hết các ninja được thuê làm vệ sĩ đều ăn vận rất hiện đại. Cách đây 800 năm, việc đeo mặt nạ như một phần của đồng phục và ẩn nấp trong các lùm cây là cách thức giấu mình của ninja. Tuy nhiên, việc này cũng phụ thuộc vào môi trường và hoàn cảnh.

4) Sự biến mất của ninja

Sự biến mất đầy bí ẩn của ninja thực ra là vì nguyên tắc đầu tiên bất di bất dịch của họ: luôn luôn tìm cách… chuồn. Nếu một ninja có thể tránh được việc chém giết, họ sẽ tránh đến cùng. Để làm được điều này, họ cần trang bị một số vũ khí như phi tiêu (chỉ ném ra để hù dọa), bom khói, cát khô (để ném vào mắt đối phương)… Sau khi vận dụng các loại vũ khí chỉ mang tính chất cảnh cáo này, ninja có thể biến mất lẹ làng. Quả thực cũng không có gì thần bí ở đây cả!

5) Ninja và thuật điểm huyệt

Vô số huyệt đạo trên cơ thể người mà khi bị điểm đúng có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, ninja không sử dụng cách này để giết người mà chỉ điểm những huyệt giúp họ tự vệ hoặc kéo dài thời gian.

6) Tên của trường phái võ thuật Ninjutsu

Ninjutsu có nghĩa là nghệ thuật của sự rón rén và kiên nhẫn – đó là chiến lược và chiến thuật của chiến đấu. Có 18 quy tắc chính của việc luyện tập môn võ này, bao gồm: sự thanh lọc tinh thần; sử dụng cơ thể người khác làm vũ khí; chiến đấu bằng gươm; gậy và quyền trượng; phi tiêu; sử dụng lê; thuật hóa trang; thuật lặn dưới nước; thuật cưỡi ngựa; thuật tẩu thoát…

7) Shuriken – phi tiêu sát thương

Trên thực tế, phi tiêu chỉ là vũ khí thứ yếu mà ninja sử dụng. Có 2 loại chính: Hira có hình ngôi sao và Bo ở dạng thanh dài khoảng 21cm. Bên cạnh đó, ninja cũng sử dụng những vật dụng quen thuộc hơn như tăm tre hay kẹp tóc.

8) Vũkhí của ninja

Ninja chỉ sửdụng những vũ khí cổ đại của Nhật Bản nhưng họ cũng được huấn luyện dùng những vũ khí hiện đại như súng ống, bom mìn…

9) Sức mạnh của ninja

Điểm mấu chốt của trường phái võ Ninjutsu là sử dụng cơ thể một cách hiệu quả, cho dù cơ thể đó béo hay gầy, thấp hay cao. Sức mạnh của ninja không nằm ở tốc độ mà ở chỗ họ có thể đoán được chuyển động và đọc được suy nghĩ của đối phương. Bằng những động tác bình tĩnh và vững chãi, ninja có thể điều khiển được kẻ thù và giành chiến thắng. Trường phái võ thuật Ninjutsu chú trọng đến sự chuyển động của bàn chân và tư thế cân bằng tự nhiên.

10) Cướp biển và ninja

Mọi người thường hay so sánh ninja và cướp biển, ‘thế lực’ nào tốt hơn? Nhưng đây chỉ là một đề tài vui trên mạng Internet mà thôi. Thực tế, nếu so sánh ninja và cướp biển thì theo một góc nhìn nào đó, ninja tỏ ra ‘lương thiện’ hơn nhiều. Cướp biển có thể chiến đấu tới cùng vì lợi ích của họ, bất chấp mọi giá; còn ninja, họ có thể bỏ tàu và ‘bay’ trên mặt nước tìm nơi bảo toàn tính mạng.

Theo (GO/Vietville)

Bài liên quan

Năng lực trí tuệ con người

Quan điểm về năng lực trí tuệ của con người, Howard Gardner, giáo sư môn giáo dục và môn trí lực của trường ĐH Harvard đưa ra những khía cạnh khác biệt và riêng lẻ về nhận thức, cho rằng người ta có những năng lực trí tuệ khác nhau và những cách thức hiểu biết khác nhau.   

Cùng chuyên mục