Công nghệ Sinh học: Cơ hội nghề nghiệp.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Công nghệ sinh học là bộ môn tổng hợp của các ngành khoa học và công nghệ như sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học… nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động – thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Ngành Công nghệ sinh học có thể làm việc trên rất nhiều lĩnh vực, nhiều phạm vi khác nhau.

Tuyển sinh và điểm chuẩn.

Công nghệ sinh học là một ngành khá mới với cơ hội việc làm hấp dẫn và không quá khó để trúng tuyển. Lướt qua một lượt điểm trúng tuyển của ngành Công nghệ sinh học tại các trường năm 2009, có thể thấy điểm trúng tuyển không quá cao. Rất nhiều trường điểm chuẩn trúng tuyển NV1 ngành này năm 2009 chỉ bằng hoặc cao hơn mức điểm sàn, như: trường ĐH Mở TP.HCM (A và B: 15 điểm); trường ĐH Quốc tế TP.HCM (A: 14,5 điểm; B và D1: 15 điểm); trường ĐH Kỹ thuật – Công nghệ TP.HCM (A: 13 điểm; B: 14 điểm); trường ĐH Lạc Hồng (B: 14 điểm)… Đó là chưa kể, nhiều trường công bố mức điểm chuẩn NV1 và điểm xét tuyển NV2 năm 2009 đều ở mức điểm sàn như trường ĐH Văn Lang (A: 13 điểm; B: 14 điểm); trường ĐH Bình Dương (A: 13 điểm; B: 14 điểm)… Tuy nhiên một số trường như ĐH Bách khoa TP.HCM, ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM, ĐH Nông Lâm TP.HCM… có mức điểm trúng tuyển khá cao, dao động từ 17 đến 21 điểm. Trường ĐH Nông Lâm luôn có lượng thí sinh thi vào rất đông, dù với mức điểm chuẩn khá cao (A: 16 điểm; B: 20 điểm). Trường ĐH KHTN TP.HCM (A: 17; B: 18).

Ngoài ra, hiện có rất nhiều trường CĐ đang đào tạo ngành này như CĐ Nguyễn Tất Thành, CĐ Kinh tế – Công nghệ TP.HCM, CĐ Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, CĐ Lương thực thực phẩm Đà Nẵng… Với các trường này, thí sinh có thêm cơ hội ở đợt thi thứ 3 hoặc đăng ký xét tuyển vào các trường còn chỉ tiêu với mức điểm vừa phải. Khu vực phía Bắc cũng có rất nhiều trường đào tạo ngành này như ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội, ĐH Thái Nguyên, ĐH Lâm nghiệp, ĐH dân lập Phương Đông…

Công nghệ sinh học và ngành Sinh học.

Công nghệ sinh học là bộ môn tổng hợp của các ngành khoa học và công nghệ như sinh học phân tử, di truyền học, vi sinh vật học, sinh hóa học… nhằm tạo ra các quy trình công nghệ khai thác ở quy mô công nghiệp các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào động – thực vật để sản xuất các sản phẩm có giá trị phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường.

Một số chuyên ngành hiện đang đào tạo ở các trường như công nghệ vi sinh, công nghệ tế bào, công nghệ mô – công nghệ protein-enzym và kỹ thuật di truyền, CNSH nông nghiệp, CNSH công nghiệp, CNSH môi trường, CNSH thực phẩm, CNSH y dược, tin – sinh học.

Trong khi đó, ngành Sinh học là ngành khoa học nghiên cứu về sự sống. Người học sẽ được trang bị kiến thức về các qui luật khác nhau của hệ thống sống và các kỹ năng tối thiểu để tìm hiểu hệ thống sống, có khả năng vận dụng các kiến thức và kỹ năng này để tiếp cận, giải quyết các vấn đề liên quan đến sinh học. Hiện ngành này gồm các chuyên ngành: sinh học động vật, sinh học thực vật, tài nguyên môi trường, vi sinh – sinh học phân tử và sinh hóa. Ngành sinh học hằng năm chỉ tuyển sinh khối B và điểm chuẩn thường thấp hơn điểm chuẩn ngành Công nghệ sinh học (tuyển khối A và B).

Cơ hội việc làm.

Hầu hết sinh viên ngành Công nghệ sinh học đều có việc làm khi ra trường đúng chuyên môn đã học. Với các sinh viên khá giỏi, các doanh nghiệp đều đến đặt hàng ngay ở những năm cuối.

Kỹ sư/cử nhân ngành Công nghệ sinh học có thể làm việc trên rất nhiều lĩnh vực, ở nhiều phạm vi khác nhau: Y-dược (chẩn đoán bệnh, chế biến thuốc, văcxin); Môi trường (xử lý môi trường, đánh giá mức độ độc hại của sản phẩm, xử lý chất thải, bảo vệ môi sinh…); Nông – lâm – ngư (giống, bệnh, chất lượng), công nghiệp (lên men công nghiệp, vật liệu sinh học, thuốc, chế biến); Tin – sinh học (genomics, proteomics, công nghệ protein…); Thực phẩm (công nghệ chế biến thực phẩm, công nghệ bảo quản các sản phẩm sau thu hoạch, các hệ thống quản lý chất lượng thực phẩm)… Hoặc có thể làm giảng viên, nghiên cứu tại các viện, trung tâm nghiên cứu, các bệnh viện, các công ty sản xuất dược, giống cây trồng vật nuôi, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu.

Đặc thù của ngành này là làm việc trên các trang thiết bị hiện đại, đắt tiền chỉ có ở các cơ sở nghiên cứu, hoặc các công ty lớn tập trung tại các thành phố lớn. Do đó, phần đông sinh viên ngành này sau khi tốt nghiệp đều có cơ hội làm việc tại các thành phố lớn với mức thu nhập khá hấp dẫn. Tuy nhiên, vì là nguồn nhân lực trình độ cao trong môi trường làm việc hiện đại, nên đòi hỏi người lao động không chỉ có chuyên môn cao, mà còn phải có sự đam mê nghiên cứu và tinh thần học hỏi thực sự. Đây là một ngành mà thị trường lao động chưa đáp ứng được hết nhu cầu, còn rất nhiều tiềm năng trong tương lai.

Chúc các bạn thành công.

Công Thành tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Ngành Công nghệ Hóa - Thực phẩm – Sinh học.

(Hiếu học). Muốn tìm hiểu kỹ về ngành công nghệ thực phẩm, xin hỏi ngành công nghệ thực phẩm đào tạo những gì? Thực tập ra sao? Ngành này có đòi hỏi phải có sức khỏe tốt hay không? Sau khi ra trường có thể đảm nhận những công việc gì và cơ hội việc làm có cao hay không?

Tiềm năng Ngành Dược.

(Hiếu học). Để nhanh chóng khắc phục tình trạng thiếu trầm trọng lực lượng dược sĩ cũng như chất lượng đào tạo. Chính phủ và Bộ Y tế đã không ngừng xây dựng các văn bản pháp quy, khung pháp lý hỗ trợ cho công tác đào tạo và hành nghề của khối cán bộ y dược. Với sự hỗ trợ của Chính phủ Hà Lan, 6 trường đào tạo Dược của nước ta được tham gia dự án "Nâng cao chất lượng đào tạo dược sỹ lâm sàng tại Việt Nam để đáp ứng yêu cầu cấp thiết về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả của cộng đồng" giai đoạn 2008 - 2012 với tổng kinh phí 2,2 triệu Euro.

Sinh Học Và Công Nghệ Sinh Học

Hỏi: Em muốn học ngành công nghệ sinh học (CNSH) nhưng không biết ngành này có các chuyên ngành nào, tốt nghiệp có thể làm những công việc gì, có thể nghiên cứu những lĩnh vực nào? Ngành CNSH và ngành sinh học giống nhau và khác nhau như thế nào? (HUỲNH MINH HÂN, Tây Ninh)

Xác định tính cách để chọn ngành học.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Một tư duy khá phổ biến là các bạn trẻ chúng ta thường say sưa với những sở thích cảm tính và hăm hở chạy theo những ngành nghề được đánh giá là sang, là “hot” mà ít khi chiêm nghiệm thấu đáo xem thật sự những ngành học đó có phù hợp với tính cách của mình hay không.

Cùng chuyên mục