(Hiếu học). Bạn rất dễ tiếp xúc với mọi người dù là mới gặp lần đầu; là người cởi mở, hoạt bát, không ưa ngồi một chỗ, thích khám phá. Như vậy, bạn thuộc dạng người năng động, thích giao tiếp.
Có rất nhiều công việc phù hợp với tính cách của bạn và dưới đây là những ngành nghề bạn có thể lựa chọn:
1. Ngành quan hệ công chúng & truyền thông.(PR)
Những người làm nghề quan hệ công chúng có nhiệm vụ quảng bá hình ảnh cho các tổ chức, các cá nhân bằng cách phát triển những kế hoạch để thiết lập và xây dựng danh tiếng trong công chúng. Như gửi các thông cáo báo chí và duy trì các mối quan hệ với các tờ báo, các phương tiện truyền thông để giúp công chúng hiểu rõ hơn về những hoạt động của doanh nghiệp hoặc tổ chức đó.
Họ thường được các doanh nghiệp thuê để lên kế hoạch, tổ chức các sự kiện, gây ảnh hưởng và phát triển mối quan hệ giữa tổ chức, doanh nghiệp với công chúng. Những sự kiện này có thể là các cuộc họp báo, các buổi giới thiệu sản phẩm…
Những người làm PR thường chiếm một vị trí nào đó trong mối quan hệ với công chúng. Để làm được công việc này, đòi hỏi họ phải khéo léo, nhanh nhẹn và nhạy bén trong nhiều tình huống để tạo nên các mối quan hệ, đặc biệt là mối quan hệ giữa các tổ chức, doanh nghiệp với các công ty truyền thông.
Công việc của những người dẫn chương trình có thể là phỏng vấn khách mời, dẫn chương trình hoặc viết lời bình cho các chương trình phát thanh truyền hình và các sự kiện thể thao. Nổi tiếng và được nhiều người biết đến, những người dẫn chương trình được các đài phát thanh, truyền hình tuyển chọn để tạo điểm nhấn cho chương trình và hấp dẫn khán giả.
Công việc này đòi hỏi phải có ngoại hình khá, có giọng nói, cách phát âm tốt. MC đang là một nghề hot dành cho teen và có khá nhiều cơ hội cho các bạn trẻ.
Chụp và lưu lại những bức ảnh để kể về một câu chuyện hoặc ghi lại một sự kiện… Bạn sẽ được mời để chụp ảnh trong các tiệc cưới, cuộc họp, buổi dự tiệc, các lễ hội, những hoạt động nhân dịp kỷ niệm một sự kiện nào đó.
Cần có những phương tiện chuyên dùng như máy ảnh để làm công việc này. Nếu bạn không có bằng về nghề nhiếp ảnh, bạn có thể làm trợ lý cho một người chụp ảnh chuyên nghiệp. Rất nhiều nhiếp ảnh gia đã thành công trong lĩnh vực này bằng cách chụp ảnh cho các bài báo và tham gia các câu lạc bộ về máy ảnh.
4. Phóng viên chuyên về các vấn đề xã hội.
Thu thập các thông tin để viết về địa phương, các vùng, các quốc gia và những sự kiện xã hội, các hoạt động diễn ra đáng chú ý trong nước và trên thế giới. Giống như người thợ chụp ảnh, những người này thường đến những nơi xảy ra các hoạt động, sự kiện xã hội để lấy tư liệu viết bài.
Những phóng viên chuyên về các vấn đề xã hội phải xông xáo, biết cách tổng hợp thông tin và thành thạo kỹ năng viết.
Người làm tiếp thị sẽ phải giúp khách hàng quan tâm đến sản phẩm của mình, khuyến khích họ mua các sản phẩm như quần áo, mỹ phẩm, các loại thức ăn và đồ dùng gia đình… Những người này phải trả lời các câu hỏi của khách hàng và cung cấp các thông tin về sản phẩm cho họ. Các công ty sẽ thuê họ để giới thiệu sản phẩm tới khách hàng. Họ có thể đến các câu lạc bộ, các buổi tiệc và các lễ hội để quảng bá sản phẩm.
Thông thường, công việc này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp tốt, có kinh nghiệm và ngoại hình khá.
6. Chuyên viên tư vấn tuyển dụng của các công ty.
Để tìm được ứng cử viên hợp lý cho các vị trí công việc khác nhau, bạn cần hẹn gặp rất nhiều người mỗi ngày, với tính cách và nghề nghiệp hết sức đa dạng. Đồng thời bạn còn luôn trao đổi, tiếp xúc với khách hàng.
7. Tổ chức s ự kiện - event planning.
Để tổ chức một ngày hội thành công, bạn sẽ cần gặp gỡ, cộng tác với các công ty trang trí, những cửa hàng hoa, các diễn viên biểu diễn phục vụ, hay dịch vụ cho thuê xe ô tô, thuê phòng,và tất nhiên ngay cả khách hàng của bạn. Người tổ chức sự kiện không chỉ lên thiết kế chương trình, liên hệ các công ty cần thiết, mà còn phải biết liên hệ tất cả khách hàng, khách mời…để biết thông tin chính xác. Tóm lại, là phải gắn bó với toàn bộ chương trình từ đầu đến cuối.
Những tố chất như: óc tổ chức tốt, năng động, nhanh nhẹn, kiên nhẫn, có khả năng thiết lập mối quan hệ tốt, có khả năng làm việc theo nhóm, có sức khỏe và niềm đam mê.
Để tiêu thụ thành công sản phẩm, bạn cần nói chuyện tích cực qua điện thoại, hay trực tiếp tìm gặp khách hàng, tham gia triển lãm, các hội nghị chuyên đề, các khóa huấn luyện kỹ năng bán hàng…
Tài thuyết phục khách hàng để họ lắng nghe và đồng ý mua hàng cũng là yếu tố quan trọng không kém, bởi thế, tính hoạt bát, năng động của bạn sẽ được phát huy tối đa.
9. Chuyên gia tâm lý học đường.
Chuyên viên tâm lý học đường sẽ phát triển mạnh tại Việt Nam trong tương lai sắp tới. Làm nghề này bạn có điều kiện tiếp xúc và giúp đỡ những học sinh có vấn đề về tâm lý, gặp khúc mắc trong cuộc sống và trong học tập.
Ngành công tác xã hội là một ngành mới ở Việt Nam, hầu như mọi người còn lạ lẫm với tên gọi của ngành. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của đất nước, trong tương lai ngành công tác xã hội sẽ là một ngành đáng được lưu tâm (Khoa xã hội học). Công tác xã hội là làm những công việc giúp đỡ những nhóm người yếu thế trong xã hội. Những nhóm người không được như những nhóm người khác, đó là: những người già không có khả năng nuôi sống bản thân, những người tàn tật gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và làm việc, những trẻ em mồ côi lang thang cơ nhở, những người nghèo không có khả năng cho con đi học, không có cơ hội về vốn để làm ăn….
11. Chuyên gia tư vấn sản phẩm, chăm sóc khách hàng.
Nhiệm vụ của bạn sẽ là nắm rất rõ về tính năng, tác dụng, ưu điểm của mặt hàng nào đó để rồi giải thích cho những khách hàng tương lai, làm sao cho họ không chỉ đồng ý mua hàng, mà còn ra về với cảm giác vừa ý là vừa sắm được một thứ rất phù hợp. Đó là phục vụ khách hàng theo cách mà họ mong muốn và làm những việc cần thiết để giữ các khách hàng mình đang có.
12. Nghề hướng dẫn viên du lịch.
Bạn sẽ phải thích ứng với những khó khăn của công việc này như đi nhiều, giờ giấc không ổn định, vắng nhà thường xuyên, có khi cả ngày lễ, tết cũng là một khó khăn cho các bạn. Nghề HDVDL khá thoả mái không nặng nhọc nhưng lại là nghề “làm dâu trăm họ”. Bạn phải lắng nghe tất cả ý kiến, góp ý từ khách du lịch dù đó là những lời phàn nàn, không bằng lòng về cá nhân hay công ty của bạn.
Tóm lại, cơ hội giao tiếp luôn dành cho bạn, các công việc trên đều đòi hỏi bạn gặp gỡ, tiếp xúc hàng ngày với mọi người và các tổ chức khác nhau. Vấn đề cần lưu ý là trình độ Anh văn phải nâng cấp và sử dụng thường xuyên cho lưu loát. Rõ ràng, với những nghề nhiều giao tiếp trong điều kiện hội nhập quốc tế như hiện nay thì ngoại ngữ không thể kém nếu muốn thành công. Ngoài ra, những người “năng động” cũng thường hay có ý tưởng nhảy việc, điều này rất nguy hiểm khi các bạn trả lời phỏng vấn. Các bạn phải nhớ, nhà tuyển dụng cần những người tài,mong muốn gắn bó và góp phần phát triển công ty. Nhiều bạn không trả lời được với câu hỏi hai năm nữa bạn sẽ làm gì cho công ty. Thái độ thờ ơ “được thì được, không được thì thôi” cũng khiến nhà tuyển dụng thất vọng. Họ luôn muốn nhận thấy ở các ứng việc sự hăng hái, nhiệt tình và tràn đầy năng lượng để cống hiến cho công ty chứ không phải “năng động” nhảy việc.
Tuấn Phong tổng hợp/(hieuhoc_hieuhoc.com).