Chìa khoá mở ra cánh cửa hạnh phúc trong công việc

Công việc không đơn giản chỉ là thứ bạn phải đối phó hàng ngày để kiếm tiền mà hơn thế nữa, nó còn là nơi bạn thể hiện sự đam mê của mình và tận hưởng hạnh phúc.

Tuy nhiên, để đi tới hạnh phúc, bạn cần vượt qua một số cửa ải khó khăn. Dưới đây là chìa khóa để mở ra “cánh cửa hạnh phúc” trong công việc của bạn:

Trước tiên, hãy trả lời điều gì sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc trong công việc:

A. Thăng chức

B. Chuyển đến văn phòng mới với những nhiệm vụ mới

C. Tập trung vào những khía cạnh tích cực của công việc và lờ đi những điều tiêu cực

D. “Nhảy” việc khi thấy buồn chán và dừng chân ở một văn phòng khác

Có thể bạn sẽ chọn cho mình một trong những phương án trên. Tuy nhiên, Srikumar Rao, tác giả cuốn sách mới “ Hạnh phúc trong công việc” lại khuyên không nên chọn phương án nào. Để tìm thấy tình yêu và hạnh phúc trong công việc, bạn không nhất thiết phải khiến sếp kính nể, phải kiếm được nhiều tiền hay phải trở thành CEO nổi tiếng. Đơn giản hơn, bạn chỉ cần:

1. Thay đổi cách suy nghĩ

Rao, giảng viên của khoá học “ Sự sáng tạo và Làm chủ bản thân“ nói rằng: “ Những điều bạn đang tìm kiếm thực ra không nằm ở bất kì công việc nào.” Ông cho biết trở ngại lớn nhất đề có được hạnh phúc trong công việc chính là lầm tưởng rằng chúng ta là là người bị động trong mọi hoàn cảnh, cảm thấy bất lực khi mọi việc xảy đến với chúng ta. Để thay đổi tình trạng này, ông đưa ra lời khuyên, bạn cần phải thay đổi cách suy nghĩ của mình về công việc. Ông khẳng định chính chúng ta là những người tạo ra những trải nghiệm cho bản thân chứ không phải do một ai khác hay hoàn cảnh. Thêm nữa, kiến thức chúng ta có được chính là công cụ quyền lực nhất.

2. Không hối hận về những sự kiện tồi tệ trong quá khứ

Để khuyến khích mọi người suy nghĩ tích cực, Rao hi vọng mọi người có thể loại bỏ day dứt về những việc xấu và việc tốt trong quá khứ. Đằm chìm vào những suy nghĩ như “ Giá như ngày trước mình chọn công việc khác” hay “ Sự việc xấu hổ đó vẫn ảm ảnh mình”… chỉ khiến bạn thêm buồn phiền trong công việc hiện tại. Ngược lại, hãy hướng chúng theo hướng tích cực hơn. Nếu nhớ lại những việc tồi tệ xảy ra 10 năm trước, bạn sẽ nhận thấy chúng giúp bạn rút ra nhiều bài học bổ ích cho sự nghiệp. Ông Rao chia sẻ câu chuyện về một sinh viên cũ của mình. Anh ta bị sa thải nhưng nhận được một khoản trợ cấp tương đối tốt. Sa thải quả thật là một “ thảm họa”. Tuy nhiên, 6 tháng sau đó, công ty trên đã phá sản, các nhân viên còn lại mất việc và không nhận được một khoản trợ cấp nào. Điều đó cho thấy anh nhân viên cũ kia vẫn còn may mắn hơn nhiều người.

3. Nhìn vào một bức tranh tổng thể

Rao tin tưởng rằng để có được niềm hạnh phúc trong công việc, bạn cần chuyển những tham vọng cá nhân đển tham vọng có tầm nhìn cao hơn. Tham vong cá nhân có thể là “Tôi muốn trở thành một CEO” nhưng tham vọng có tầm nhìn rộng hơn sẽ là “Tôi muốn điều hành công ty để mọi người đều muốn làm việc ở đây”. Đối với nhiều người, họ bị lầm tưởng rằng họ hạnh phúc hơn khi được tăng lương. Nhưng thực tế không phải vậy. Để có thể cảm nhận niềm hạnh phúc thực sự trong công việc, bạn nên nghĩ: “ Tôi có một tầm nhìn rộng, tôi sẽ cố gắng hết sức để thực hiện được điều đó. Nếu tôi thành công, thật là tuyệt vời. Nếu tôi thất bại, điều đó cũng thật tuyệt vời. Mục đích của tôi là cố gắng hết sức có thể.”

4. Giúp đỡ mọi người

Giúp đỡ mọi người sẽ mang lại hạnh phúc cho bạn. Rao cho biết, ở những tập đoàn lớn của Mỹ, dù phân chia công việc rất rõ ràng nhưng tinh thần công tác, giúp đỡ lẫn nhau luôn được đề cao. Thực tế, cho thấy những người tốt bụng hay giúp đỡ mọi người trong công sở sẽ giúp bạn sống và làm việc hạnh phúc hơn hơn những người lúc nào cũng cố gắng theo tinh thần “ Được hoặc mất” và chỉ nghĩ đến mình

Nguồn: yahoo

Bài liên quan

Để thành công và giàu có như Bill Gates

 Chắc chắn rằng, nhiều người trong chúng ta đều muốn biết điều gì đã tạo nên sự thành công của vị tỷ phú này. Để giúp bạn hiểu thêm về những điều ẩn chứa sau sự thành công của Bill Gates, dưới đây là một số khám phá của Forbes về vị tỷ phú này:

Hãy là người đón nhận cừ khôi

Cho dù cha mẹ hay người đỡ đầu luôn hết lòng giúp đỡ, nhưng nhiều người trong số chúng ta thường có cảm giác không đủ khả năng để có thể liên tục đáp ứng được những gửi gắm và kỳ vọng của họ. Chúng ta luôn thấy mình chưa đủ giỏi.

Làm nhiều hơn số tiền được trả

 Quy luật này là một trở ngại thực sự khiến rất nhiều người mất đi những cơ hội thăng tiến đầy hứa hẹn. Và khuynh hướng chung của những người đi làm là: làm ít hơn mức thực sự họ có thể cống hiến. Nhưng nếu nhìn nhận kỹ, bạn sẽ thấy những người “chỉ làm đủ việc” chẳng nhận được gì nhiều hơn mức xứng đáng với họ.

Khi vấp phải sai lầm trong công việc.

(hieuhoc_hieuhoc.com) Không ai có thể tránh sai lầm, không ai thành công tuyệt đối, và những nỗ lực nào đó cũng có thể phó cho dòng nước cuốn trôi. Vì thế, nếu mỗi khi vấp phải sai lầm, bạn “luôn luôn” vô cùng buồn chán và giảm sút niềm tin, thì... 

Vì sao Bill Gates vẫn phải làm việc?

  Chỉ đến khi theo đuổi mục tiêu “Tự mình thực hiện”, con người ta mới lộ ra lòng nhiệt tình mãnh liệt với công việc, mới phát huy cao năng lực bản thân và mới có thể phục vụ xã hội một cách tốt nhất.

Cùng chuyên mục