Phương pháp khắc phục tính nản chí ngã lòng

(hieuhoc_hieuhoc.com). Nếu bạn tự thấy mình là người chưa đủ kiên nhẫn, muốn khắc phục tính nản chí ngã lòng. Thì đây là phương pháp “cấp tốc” có thể giúp bạn khơi gợi ngọn lửa ý chí để có tính kiên nhẫn nhiều hơn.

Có rất nhiều người trong chúng ta đã khởi hành rất hay và thành công, nhưng cũng có người kết thúc rất tệ. Như những câu chuyện mà chúng ta thường thấy: Lúc mới ra trường, có bạn phải bắt đầu với mức lương rất “bình dân”, nhưng vẫn kiên nhẫn học hỏi để hoàn thành bằng được trách nhiệm của mình. Sau mấy năm, bạn ấy hiện là một trong những trụ cột của công ty, không những được lương thưởng rất cao, công ty còn chia cổ phần để bạn ấy gắn bó lâu dài. Ngược lại, đồng thời tốt nghiệp cùng khóa, một người bạn khác lại luôn tự coi mình là “tài năng”, khi nhận được công việc bình thường thì cho rằng không tương xứng. Được một thời gian thấy chưa có gì thay đổi nên tìm một công ty khác (nhưng lãnh đạo của công ty mới hình như cũng vậy, không biết “nhìn thấy nhân tài”). Và với tâm lý như vậy nên ở đâu cũng chẳng được bao lâu lại nhảy việc. Cứ như thế, mấy năm trời nay cứ chạy hết công ty này sang công ty khác chỉ để làm “nhân viên thử việc”…

“Có công mài sắt có ngày nên kim”. Luyện tính kiên nhẫn tuy mất công nhưng nó rất hữu hiệu để giải tỏa các áp lực trong công việc và cuộc sống. Giúp chúng ta tiếp tục đi tới, bất chấp những chướng ngại cho đến khi đạt mục tiêu.

Kiên nhẫn là một tính cách thuộc về tâm trạng và nó hoàn toàn có thể rèn luyện để trở thành một thói quen tốt cho mỗi người. Vì thế, nếu bạn tự thấy mình là người chưa đủ kiên nhẫn, muốn chinh phục được tính hay nản chí ngã lòng. Thì sau đây là phương pháp “cấp tốc” giúp bạn khơi gợi ngọn lửa ý chí để kiên nhẫn nhiều hơn:

Luôn chú tâm để nhận biết: “hiện mình đang kiên nhẫn hay thờ ơ”.

Thường thì chúng ta chỉ biết mình đã thiếu kiên nhẫn sau khi nhìn lại sự việc đã qua, thấy hậu quả không hay do sự thiếu kiên nhẫn của mình. Hứa hẹn lần sau sẽ quyết tâm hơn, kiên nhẫn hơn và rồi tiếp tục … lại là thiếu kiên nhẫn. Vì thế, phương pháp “cấp tốc” để có tính kiên nhẫn một cách chắn chắn và đơn giản nhất, đó là: Luôn chú tâm để nhận biết: “hiện mình đang kiên nhẫn hay thờ ơ” trước mỗi vấn đề.

Nhờ vậy, bạn sẽ nhận biết được những “rào chắn” đang cản trở trên con đường đi đến thành công của bạn. Nó sẽ giúp bạn phát hiện ra những nguyên nhân và những dấu hiệu yếu lòng – thiếu kiên nhẫn nơi bạn. Bạn sẽ nhận biết về mình nhiều hơn và biết bạn có thể làm được gì!

Chính nhờ sự chú tâm quan sát tâm trí của mình nên bạn có thể dễ dàng nhận biết tâm trạng của mình hiện có, nó có thể đang là:

– Nỗ lực tùy hứng nhưng bất cập, đang thay đổi ý định mà không xác định mình đang muốn gì hoặc chỉ đang ước muốn nhưng không quyết tâm thực hiện.

Đang cảm thấy hạnh phúc nhưng lại cảm thấy chán nản, thất vọng và tức giận đột ngột ngay sau đó mà chẳng hề có bất kỳ lý do chính đáng.

Không dứt khoát, bỏ lỡ cơ hội với những bào chữa loanh quanh.

– Thờ ơ và sẵn sàng chịu khuất phục, bỏ cuộc ngay khi vừa mới gặp khó khăn dù trở ngại đó là lớn hay nhỏ.

Đổ thừa cho người khác, cho hoàn cảnh với những lý do tại vì, bởi vì

– “Ăn xổi ở thì”, chờ đợi không mục đích, chỉ muốn những việc dễ dàng và mau có kết quả.

– Đòi hỏi sự hoàn hảo của sự việc và các mối quan hệ v.v…

Đó thường là những nguyên nhân cho sự thiếu kiên nhẫn và cũng là nguyên nhân cho hầu hết các thất bại. Ngoài ra, luôn chú tâm để nhận biết mình trước mỗi vấn đề sẽ giúp bạn nhận biết được tâm lý “sợ bị chỉ trích”. Đó là e sợ những gì người khác sẽ làm hoặc nói đối với bạn. Do bởi bạn thường hay quan ngại người khác nghĩ gì về mình nên có thể bạn sẽ không muốn tiếp tục công việc theo kế hoạch, sợ bị dèm pha nên bạn sẽ dễ dàng buông bỏ quyết tâm. Lòng sợ hãi bị chỉ trích thường mạnh hơn ước vọng thành công. Bạn sẽ không đủ kiên nhẫn làm tốt một công việc gì dù công việc đó phù hợp với mình, chỉ bởi sợ mọi người đánh giá đó là công việc tầm thường, thấp kém. Và ngược lại, bạn cũng không thể dễ dàng đi hết con đường dấn thân với khát vọng cao cả nếu e sợ bị chỉ trích, chế giễu: “Đừng trèo cao, thiên hạ sẽ cho rằng mình …khùng”. Nhận biết được những điều thường vướng phải như thế sẽ giúp bạn vượt qua trở ngại, giúp bạn thêm kiên nhẫn, kiên trì trong cuộc sống.

Tính kiên nhẫn không đòi hỏi phải thông minh, không đòi hỏi phải có học thức sâu rộng mà chỉ cần cố gắng chú tâm, nỗ lực tập trung với mục tiêu đã định. Chẳng có gì tốt đẹp lại đạt được ngay lập tức. Nếu bạn muốn sự việc diễn ra trong chớp mắt, bạn sẽ không bao giờ có được sự kiên nhẫn. Vì thế hãy hiểu rằng, mọi thứ đều cần có ít nhiều thời gian. Nhận biếtđược điều này sẽ giúp bạn củng cố thêm lòng kiên nhẫn của mình.

Những ai đã tạo được tính kiên nhẫn thì dù cho có phải bao lần nếm mùi thất bại nhưng kết cuộc họ vẫn trỗi dậy đứng lên thực hiện thành công ước vọng. Thiếu lòng kiên nhẫn, kế hoạch của bạn bạn sẽ thất bại ngay từ “trứng nước”. Quyết tâm với lòng kiên nhẫn, chắc chắn bạn sẽ thành công. Sự thật đơn giản là vậy, nhưng bạn sẽ không thể biết “mình phải làm gì, sẽ nên làm gì ” nếu bạn chưa chú tâm đủ để tự nhận biết mình.

Chúc các bạn luôn kiên nhẫn và nhiều may mắn.

Văn chí Kỳ (hieuhoc_hieuhoc.com).

Bài liên quan

Kỹ năng nhận thức bản thân: Sự chú tâm vào công việc.

(Hiếu học). Chúng ta dễ dàng chú tâm vào công việc sở trường và công việc mình yêu thích. Nhưng thường thì không thể hoàn toàn chú tâm để làm công việc đơn giản nào đó, mặc dù chỉ đang phải làm một việc duy nhất. Sự thật là, chúng ta đã phân tâm cho rất nhiều công việc khác nữa, hay nói đúng hơn là đã có nhiều ý tưởng, suy nghĩ khác ngoài công việc đang làm.

Niềm tin xây dựng thành công.

(Hiêu học). Bạn đã, đang và sẽ đạt được những gì? Bạn có được sự tôn trọng tương xứng với những gì bạn đã cố gắng không? Thật kỳ lạ, ảnh hưởng của bạn đối với người khác nhiều hay ít lại tùy thuộc vào niềm tin của bạn. Không những thế, bạn có niềm tin vào chính bạn còn giúp cho bạn tạo ra những cơ hội mới, có những điều kiện thuận lợi hơn, dễ dàng đạt được những thành công tốt đẹp hơn.  

Kỹ năng quyết đoán trong cuộc sống.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Trong nhiều trường hợp, kỹ năng quyết đoán rất quan trọng. Nó sẽ giúp chúng ta ứng phó linh hoạt, vượt qua khó khăn và thay đổi kịp thời để chớp lấy thời cơ. Thiếu tự tin, không quyết đoán thì cho dù có kiến thức, có tầm nhìn, có được thông tin chăng nữa thì sự do dự cũng sẽ làm lỡ mất cơ hội.

Những tính cách đưa đến thành công.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Đâu là yếu tố then chốt đưa đến thành công cho người kinh doanh và các chuyên ngành khác? Một người muốn thành công cần có những tính cách gì? Tại sao có nhiều sinh viên khi còn ngồi trên ghế giảng đường đều học giỏi, nhưng khi vào đời lại không đuổi kịp cuộc sống, không có đầu óc thực tiển? 

Đánh giá bản thân: Những giá trị tinh thần của bạn.

(Hiếu học). Nhân vô thập toàn, không ai là hoàn thiện, mọi người đều biết vậy. Nhưng thực tế, rất nhiều bạn mắc phải sai lầm: Theo đuổi hoàn mỹ, đòi hỏi các mặt của bản thân phải hoàn thiện, phải hoàn mỹ một cách quá đáng. Thế nên nhiều người đã bỏ qua cơ hội tốt, lỡ mất tình yêu, đánh mất tình bạn và cảm thấy tự ti trong cuộc sống.  

"Ngay bây giờ" hoặc là "không bao giờ"

(hieuhoc_hieuhoc.com). “Ngay bây giờ” là cụm từ kỳ diệu mang lại thành công cho bạn. Ngày mai, tuần sau, sau này, một lúc nào đó, một ngày nào đó thường đồng nghĩa với “không bao giờ”. Rất nhiều ước mơ chẳng bao giờ trở thành hiện thực vì chúng ta thường tự nhủ: “Tôi sẽ bắt đầu làm nó vào một ngày nào đó”, sự dềnh dàng này có nghĩa là không bao giờ làm!  

Cùng chuyên mục