Những ngôn ngữ cơ thể cần tránh khi giao tiếp

(hieuhoc_hieuhoc.com) Các cử chỉ cơ thể của chúng ta đều được người khác diễn giải trong tâm trí của họ. Mặc dù không phải tất cả các diễn giải ngôn ngữ cơ thể đều là đúng, nhưng trong giao tiếp nó thường gây nên sự hiểu lầm. Bởi một số cử chỉ thể hiện thông điệp tích cực, trong khi những ngôn ngữ cơ thể khác có thể thiết lập một giai điệu tiêu cực. Điều này có nghĩa là, nó sẽ giúp bạn hoặc chống lại bạn tùy thuộc vào loại ngôn ngữ cơ thể mà bạn vô tình sử dụng.

Ngôn ngữ cơ thể sẽ giúp bạn hoặc chống lại bạn tùy thuộc vào cử chỉ mà bạn vô tình sử dụng.

Hầu hết mọi người hoàn toàn không tự nhận biết về ngôn ngữ cơ thể của riêng mình. Vì thế tự kiểm soát các cử chỉ của mình có thể được xem là khá khó khăn. Nhiều cử chỉ là phản xạ tự nhiên, tự động kết hợp với những gì tâm trí chúng ta có khi đang suy nghĩ tại bất kỳ thời điểm nào. Tuy nhiên, với những thông tin đúng và chịu khó thực hành một chút, chúng ta có thể luyện tập vượt qua những thói quen xấu của ngôn ngữ cơ thể, hầu tránh được nhiều hiểu lầm từ người khác trong giao tiếp.

Dưới đây là những ngôn ngữ cơ thể cơ bản cần tránh khi giao tiếp:

1. Các vật dụng chung quanh cơ thể của bạn: Các vật dụng ở phía trước bạn như tách cà phê, laptop, túi xách vv… có thể cho thấy sự nhút nhát và ý kháng cự của bạn đang ẩn đằng sau các vật dụng đó, trong một nỗ lực tách mình khỏi những người khác. Vì thế, thay vì để các vật dụng ở phía trước mặt của bạn, ngăn cách với người khác, bạn nên mang theo bên cạnh hoặc để dịch sang một bên bất cứ khi nào có thể.

2. Xem đồng hồ, ngắm móng tay của bạn: Không nên nhìn đồng hồ khi bạn đang nói chuyện với một ai đó. Tương tự như vậy, hoàn toàn tránh những hành động như “ngắm nghía” móng tay của bạn.

3. Không trực tiếp đối mặt với những người mà bạn đang nói: Điều này cho thấy một mức độ khó chịu hoặc thiếu quan tâm. Khi chúng ta vui vẻ tham gia vào một cuộc hội thoại, chúng ta phải đối mặt với những người đang nói chuyện với bàn chân và thân của chúng ta đối mặt trực tiếp về phía trước. Khi chúng ta cảm thấy không chắc chắn về người khác, hoặc không hoàn toàn muốn hội thoại, chúng ta có xu hướng để góc bàn chân và thân sang một bên. Vì thế, đối mặt trực tiếp về phía trước trong một cuộc hội thoại để cho ra ấn tượng rằng bạn đang thực sự quan tâm đến những gì người khác nói.

4. Xoa xoa cằm của bạn trong khi nhìn ai đó: “Tôi đang đánh giá quý vị…!” Mọi người thường xoa cằm trong việc ra quyết định. Vì vậy, nếu bạn nhìn vào một người nào đó trong khi bạn đang xoa cằm của bạn, họ có thể cho rằng bạn đang đánh giá về họ, đang phán xét họ.

5. Thu hẹp mắt của bạn: Nếu bạn muốn cho ai đó ấn tượng rằng bạn không thích họ (hoặc những ý tưởng của họ), bạn thu hẹp mắt khi nhìn vào họ. Một số người mắc phải sai lầm là thu hẹp mắt của họ trong một cuộc trò chuyện như một phản xạ của sự suy nghĩ cao siêu. Đừng gửi cho mọi người thông điệp sai… không thu hẹp mắt của bạn.

6. Quá áp sát: Điều này chỉ khiến mọi người cảm thấy khó chịu (trừ sự thân mật). Khoảng cách giữa hai người khi trò chuyện cho thấy bạn tôn trọng không gian riêng tư của họ như thế nào. Khi đứng quá gần, họ sẽ cảm thấy bị lấn át và tỏ ra không dễ chịu. Bởi vậy, một khoảng cách hợp lý giữa hai người sẽ tạo nên sự hài hoà, thoải mái trong buổi nói chuyện.

7. Nhìn xuống khi giao tiếp: Thông thường là tỏ ra không quan tâm. Đôi khi nó thậm chí còn xem như là một dấu hiệu của kiêu ngạo. Nếu bạn liếc xuống quần áo của bạn trong một cuộc hội thoại, đặc biệt là kết hợp với tìm kiếm gì đó phía dưới, hầu hết mọi người sẽ cho rằng bạn không chấp nhận ý tưởng của họ và cảm thấy khó chịu. Vì thế, luôn nhìn thẳng về phía trước và giao tiếp ánh mắt khi bạn gặp một ai đó quen biết. Tư thế là dấu hiệu thể hiện trực tiếp của sự tự tin và bình tĩnh của bạn.

8. Sờ, chạm vào mặt trong cuộc hội thoại: Chạm vào mặt, đặc biệt là trên mũi, thường được hiểu là một dấu hiệu của sự lừa dối. Ngoài ra, bao che miệng là một cử chỉ phổ biến bị cho là đang nói dối. Vì thế, luôn giữ tay ra khỏi khuôn mặt của bạn khi bạn đang nói.

9. Nụ cười giả tạo: Một dấu hiệu thường thấy trên mặt của sự lừa dối. Một nụ cười chân thật có nếp nhăn ở các góc của mắt và thay đổi sự biểu hiện của cả khuôn mặt. Trong khi nụ cười giả chỉ liên quan đến miệng và môi. Thật dễ dàng để phân biệt giữa hai. Vì thế, không nên ép mình vào nụ cười giả… trừ khi bạn chụp ảnh.

10. Gãi đầu, gãi cổ: Một dấu hiệu điển hình của sự nghi ngờ và không chắc chắn. Nó cũng có thể được hiểu là một dấu hiệu của sự áy náy, muốn từ chối. Cố gắng giữ bàn tay của bạn ra khỏi đầu của bạn khi bạn đang giao tiếp với người khác.


11. Không nên khoanh tay. Khoanh tay trước ngực như thể bạn đang trong tư thế tự vệ. Nó gửi thông điệp rằng bạn đang bị đe dọa hay không được thoải mái và muốn kết thúc cuộc giao tiếp, hay bạn không đồng tình những gì người ta đang nói.

12. Nhấp nháy đôi mắt: Một dấu hiệu rõ ràng của sự lo lắng. Một số người bắt đầu nhấp nháy đôi mắt của họ nhiều và nhanh (kết hợp với một nhịp tim tăng lên) khi họ cản thấy không tốt. Vì hầu hết mọi người thường quan sát đôi mắt, nên nó sẽ trở thành rõ ràng ngay lập tức. Vì thế, phải hiểu thói quen nhấp nháy của bạn khi bạn đang lo lắng, đặc biệt là nếu một người nào đó nhìn bạn từ khoảng cách gần.

13. Duy trì giao tiếp mắt: Liên tục duy trì giao tiếp mắt cho thấy là biểu hiện của sự trung thực và đáng tin cậy. Tuy nhiên nhìn chằm chằm sẽ được hiểu như là bực tức hoặc hợm hĩnh. Không nên nhìn chằm chằm vào người khác quá lâu, sẽ khiến họ cảm thấy không thoải mái và cảm giác như bạn đang áp bức họ. Ngoài ra, tránh tỏ ra bồn chồn và tuyệt đối tránh ngáp vặt.

14. Cử động hoặc lắc lư cơ thể quá nhiều: Trọng lượng cơ thể liên tục chuyển dịch từ chân này đến chân kia. Đây là một cử chỉ thường thấy khó chịu về thể chất và tâm thần. Người khác có thể thấy điều này và cho rằng bạn đã sẵn sàng từ bỏ cuộc đàm thoại hoặc nghĩ bạn đang sốt ruột về điều gì đó, muốn nói nhanh cho xong. Vì thế, không thay đổi chân của bạn xung quanh nhiều lần liên tục.

Ngôn ngữ cử chỉ phải được sử dụng một cách tế nhị và bài bản ngay từ khi bắt đầu mọi cuộc giao tiếp. Nếu thực hiện đúng, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và hạn chế những xung đột không đáng có. Trong thực tế, nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể chỉ thông qua những biểu hiện rất đơn giản, nhưng đòi hỏi mỗi người phải tinh tế, khéo léo, quan sát thái độ và hành vi của đối phương và điều chỉnh cử chỉ, hành động của mình một cách hợp lý. Tránh những điều có thể khiến người khác hiểu sai về mình trong giao tiếp.

Văn Hoàng Chương tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ cơ thể trong giao tiếp

Khi nói đến nghệ thuật giao tiếp trong công sở, hẳn bạn thường nghĩ đến vấn đề ngôn ngữ, lời ăn tiếng nói hàng ngày. Tuy nhiên, ngôn ngữ cơ thể, bao gồm các cử chỉ, động tác được thể hiện qua ánh mắt, nụ cười, hành động của bàn tay...tưởng như đơn giản nhưng lại có tác dụng rất hiệu quả, giúp bạn truyền đạt tới các nhân viên và đồng nghiệp những thông điệp, ý nghĩ khó diễn đạt bằng lời nói trực tiếp.

Kỹ năng giao tiếp: Sự lôi cuốn.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Trong giao tiếp, mức độ cảm tính nhận được giữa người với người gọi là: “Sức lôi cuốn ”. Người có sức lôi cuốn mạnh sẽ được người khác đặc biệt thích thú khi giao tiếp. Vậy sự lôi cuốn trong giao tiếp bao gồm những yếu tố khác biệt nào? Và đâu là bí quyết?

Kỹ năng hòa hợp.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Sự hòa đồng không chỉ cần có ở môi trường học đường, mà nó còn là kỹ năng không thể thiếu đối với con người hiện đại. Để làm việc hiệu quả hơn, cần phải học cách trình bày quan điểm về những vấn đề còn đang tranh cãi, cách trò chuyện, cũng như nghệ thuật đưa ra phản hồi về hiệu quả công việc. Đó là sự lắng nghe, chung sức, chia sẻ và nhất là biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác…  

Tạo ấn tượng đầu tiên tốt đẹp.

(Hiếu học). Bằng cách tạo được ấn tượng đầu tiên tốt đẹp, bạn sẽ không phải tốn nhiều công sức để thay đổi ấn tượng tệ hại ban đầu mà người khác đã lỡ có về bạn. Trong thực tế, ấn tượng đầu tiên rất quan trọng, chính vì định kiến tốt xấu phát sinh ngay từ lúc tiếp xúc lần đầu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến các mối quan hệ về sau.  

Bí quyết nụ cười và mặc cảm ngoại hình.

(hieuhoc_hieuhoc.com). Nếu các nhược điểm về ngoại hình khiến phụ nữ cảm thấy kém duyên dáng, ngượng ngùng, xấu hổ và không tự nhiên thì đối với nam giới cũng vậy, họ sẽ cảm thấy e ngại khi phải giao tiếp xã hội. Mặc cảm ngoại hình làm giảm đi sự tự tin và ảnh hưởng rất nhiều đến lòng tự trọng.

Cùng chuyên mục