Học cách thành công từ khuyết điểm!

(hieuhoc_hieuhoc.com) Học cách làm thế nào để thành công là điều quan trọng, nhưng đừng quên, điều quan trọng hơn là bạn có thể thành công với những cách đó hay không?

Quảng giao, điềm tĩnh, quyết đoán, kiên trì và tận tâm… là những phẩm chất cần thiết của những người thành công, nhưng các tính cách tiêu cực cũng vẫn có thể là yếu tố giúp con người thành công. (Hình: khéo léo vận dụng – thesmarterwallet.com)

Những nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng các phẩm chất mang tính tích cực, cảm xúc ổn định, tận tâm – sẽ giúp tạo dựng sự nghiệp thành công. Nhưng từ trước tới nay, các nhà nghiên cứu hầu như không chú ý tới vai trò của những tính cách tiêu cực có tác động thế nào đối với tính cách con người.

Một số tính cách tiêu cực như: tâm lý không ổn định, hay thất hứa, quá thận trọng, sống khép kín, thụ động, kiêu ngạo, nóng tính, hay lôi kéo người khác bằng mánh khóe xấu, hay “diễn kịch” trong giao tiếp, cầu toàn, phụ thuộc vào người khác, lập dị… Và trong đó, những tính cách được cho là xấu, đặc biệt như kiêu ngạo, thích “diễn kịch” trong đời sống hàng ngày, quá thận trọng lại có thể giúp phát huy tác dụng tốt trong một số môi trường và công việc.

Chẳng hạn như khi phải chứng minh tính khả thi của các ý tưởng nêu ra, tìm cách chứng tỏ rằng mình có thể vượt qua thì phải biết cách thể hiện các “lời hứa” của mình, như sẽ sáng tạo ra một sản phẩm mới, hoặc sẽ thực hiện những cam kết trong kế hoạch kinh doanh hay đề xuất dự án.

Những điều trên là thực tế, chính những tính cách mà ta thường cho là tiêu cực như kiêu ngạo, diễn kịch… cũng có thể giúp gia tăng sự thành công .

Một lời khuyên phổ biến cho những người muốn xây dựng sự nghiệp lâu dài là tập trung vào điểm mạnh của mình; nhưng có lẽ bên cạnh đó, bạn cũng nên đừng quá quan tâm khuyết điểm nào đó của bản thân.

Nếu cảm thấy thất vọng về bản thân, bạn hãy áp dụng những cách đơn giản dưới đây để khích lệ tinh thần, tạo niềm tin thành công:

– Ý thức về mình: Đó là nhận biết tâm trí của bạn. Tìm hiểu để nhận biết và đánh bại các ý nghĩ có thể phá hủy sự tự tin của bạn. Suy nghĩ tích cực hợp lý để tìm ra cách vận dụng và bù trừ cho khuyết điểm, bởi không ai là hoàn hảo. Và sau đó cam kết chính mình để thành công!

– Chủ động giúp đỡ người khác: Giúp người là một hành vi tích cực. Nhờ đó ta cảm thấy mình có ích và nhận thấy người khác cũng cần sự hỗ trợ. Khi trong lòng băn khoăn lo lắng, ta biết còn có thể dựa vào người khác.

– Viết blog: Có thể tạo cho mình một trang nhật ký trên mạng để kể về bản thân, chia sẻ những buồn vui trong cuộc sống… Ẩn sau màn hình, ta có thể giãi bày nỗi lòng thầm kín, giúp tâm hồn thoải mái và cũng để quen với cách thức thể hiện mình

– Tư duy sáng tạo: Hãy chơi những trò chơi trí tuệ, học một ngôn ngữ mới… có thể làm cho não của bạn ở trong tình trạng tốt nhất, giúp cho bạn càng ngày càng nhạy bén và suy nghĩ nhanh nhẹn hơn. Hãy học sơn, vẽ hay học một nhạc cụ mới, tham gia các lớp học nghệ thuật… hãy làm những gì bạn chưa từng làm ngay cả khi bạn tin rằng bạn không có khả năng về các vấn đề đó. Hãy thử để mở rộng hiểu biết và để đầu óc bạn sáng tạo hơn. Làm việc sáng tạo cho phép bạn tìm các giải pháp mới cho vấn đề cũ và nâng cao nhận thức cùng một lúc.

– Bằng lòng với cơ thể mình: Thay cho sự ám ảnh vì cơ thể “không hoàn hảo”, ta nên tìm cách chiều chuộng, chăm sóc cơ thể của mình, lựa chọn một hoạt động thể thao nào đó, kèm theo đó là một chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ mỗi ngày. Người ta có xu hướng nâng cao giá trị tâm hồn và xem thường cơ thể. Nhưng thực tế, cơ thể hoạt động được là nhờ tâm hồn và ngược lại, chúng ta sẽ mạnh mẽ về tâm lý hơn khi thấy mình khỏe, đẹp hơn.

– Luôn luôn giữ nụ cười: Cười nghĩa là bắt buộc mình phải thay đổi phong cách ứng xử, lạc quan trước tình huống. Tiếng cười không chỉ là liều thuốc tốt nhất giúp cho ta cảm thấy thoái mái và vui vẻ hơn, mà nó còn có thể nâng cao chức năng não và kích thích cả hai bên của não bộ cùng một lúc. Hãy chắc chắn rằng bạn cười mỗi ngày, nụ cười dễ lây lan, và qua đó ta có thể tranh thủ thêm cảm tình của mọi người đối với mình.

Nếu bạn cảm thấy thất vọng về bản thân mình, bạn đừng chỉ nghĩ về những điều xấu hay chán nản và luôn mong muốn sẽ sớm vượt qua nó, có thể bạn sẽ cảm thấy tệ hại và chán chường hơn. Một lời khuyên phổ biến cho những người muốn xây dựng sự nghiệp lâu dài là tập trung vào điểm mạnh của mình; nhưng có lẽ bên cạnh đó, bạn cũng nên đừng quá quan tâm khuyết điểm nào đó của bản thân.

Chúc bạn vui, khỏe và thành công

Nghi Quân tổng hợp (hieuhoc_hieuhoc.com)

Bài liên quan

Học cách nhanh chóng

(hieuhoc_hieuhoc.com) Từ sâu thẳm bên trong mỗi cá nhân, tất cả chúng ta đều là những người học (tò mò, ham hiểu biết); không chỉ có bản năng học hỏi mà chúng ta còn yêu thích sự học hỏi. Vậy  nên cần làm gì để sử dụng tiềm năng sẵn có này nhanh chóng và hiệu quả hơn?  

Học cách nhận biết để thành công

(hieuhoc_hieuhoc.com) Tôi phải làm sao để thành công? - Với nỗi e dè, bạn đang thiếu niềm tin, tự giới hạn khả năng thành công của mình mà đáng lẽ bạn có thể đạt được. Hãy học cách nhận biết để vượt qua và sẵn sàng trên con đường thẳng tiến tới mục tiêu.

Học cách chú tâm.

(Hiếu học). Những người thành công và hạnh phúc luôn phát triển được khả năng tập trung, chú tâm hoàn toàn vào công việc và duy trì nó cho đến khi hoàn tất. Họ tự rèn luyện bản thân chỉ suy nghĩ, nói và làm những gì mình muốn và nhận biết ngay những suy nghĩ “hổn loạn” trong đầu đang làm phân tán sự chú tâm của họ.

Lời khuyên hay nhất về sự thay đổi

Một khi có nhu cầu thay đổi với những gì đang mong muốn, đồng thời có cơ hội hành động cho mục tiêu và khát vọng riêng của mình, chúng ta sẽ nhiệt tình và quyết tâm thay đổi hơn. Thực ra, khi đó bản thân sẽ chủ động tìm kiếm sự thay đổi. 

Tính cách nào là quyết định?

(hieuhoc_hieuhoc.com). Những tính cách nào là quyết định để thành công? Để thành công, đó không chỉ là những kỹ năng học được từ trường lớp, mà chính là thái độ cầu tiến trong mỗi người, sẵn sàng học hỏi và thay đổi, cũng như chấp nhận thất bại một cách đúng đắn.

Sự chọn lựa đúng: Không buộc phải làm!

Thế là chỉ trong bảy ngày, tôi không nói “Mình phải làm” nữa, và tôi thực sự cảm thấy dễ chịu hơn với những quyết định của mình. Tôi học được rằng trong cuộc sống, hóa ra có rất ít việc mà tôi thực sự BUỘC PHẢI LÀM. 

Cùng chuyên mục