Hướng về bài kiểm tra với sự tự tin. Hãy tìm mọi cách có thể để cá nhân hóa thành công: khả năng quan sát, tính logic, tự nói chuyện với bản thân, luyện tập, làm việc theo nhóm, ghi chép..v.v…
Hãy coi bài kiểm tra là nơi để bạn chứng tỏ bạn đã học nhiều như thế nào và để bạn có thể nhận được một phần thưởng cho công sức mà bạn đã bỏ ra
Trong khi làm bài thi, tuy ở những cấp độ khác nhau nhưng hầu hết các thí sinh đều cảm thấy hồi hộp.
Một khi mà sự hồi hộp ấy ảnh hưởng tới chất lượng của bài kiểm tra thì nó đã trở thành một vấn đề.
a. Những chuẩn bị cho bài kiểm tra để giải tỏa sự lo âu
– Hướng về bài kiểm tra với sự tự tin. Hãy tìm mọi cách có thể để cá nhân hóa thành công: khả năng quan sát, tính logic, tự nói chuyện với bản thân, luyện tập, làm việc theo nhóm, ghi chép..v.v…
Hãy coi bài kiểm tra là nơi để bạn chứng tỏ bạn đã học nhiều như thế nào và để bạn có thể nhận được một phần thưởng cho công sức mà bạn đã bỏ ra.
– Hãy sẵn sàng! Học thật kĩ bài học của bạn và xem xem bài học nào là cần thiết nhất cho bài kiểm tra. Sử dụng bản liệt kê các thứ cần kiểm tra.
– Chọn một tư thế thoải mái nhất để làm bài kiểm tra. Ánh sáng vừa đủ và ít bị mất tập trung nhất.
– Cho phép mình được thoải mái về thời gian, đặc biệt là để làm những gì bạn cần phải làm trước khi bắt tay vào bài kiểm tra nhưng vẫn phảiđến chỗ làm bài kiểm tra sớm hơn một chút.
– Tránh phải nhồi nhét ngay trước khi kiểm tra
– Cố gắng tập trung một cách thoải mái
– Không nên nói chuyện với các thí sinh chưa chuẩn bị bài học, những thí sinh tỏ thái độ không hay, hoặc những thí sinh làm bạn sao nhãng sự chuẩn bị của mình
– Bạn có thể làm cho đầu óc được nhanh nhẹn hơn bằng cách luyện tập thể thao
– Phải ngủ thật ngon vào đêm trước ngày kiểm tra
– Không được để đói bụng mà đi làm bài kiểm tra
– Hoa quả tươi và rau xanh là một cách hữu hiệu để giải tỏa lo lắng. Những thức ăn gây căng thẳng gồm những thức ăn được làm sẵn, các chất hóa học làm ngọt, nước ngọt có ga, sôcôla, trứng, những đồ ăn nhiều dầu mỡ, thịt lợn, thịt đỏ, đường, những sản phẩm làm từ bột mì, bim bim, những thức ăn chứa nhiều chất bảo quản hoặc nhiều gia vị.
– Hãy ăn gì đó nhè nhẹ để giúp bạn tránh được sự hồi hộp.
– Tránh những thức ăn chứa nhiều đường (kẹo) vì nó có thể làm cho bạn cảm thấy khó chịu.
b. Trong lúc làm bài
– Đọc thật kĩ yêu cầu của đề bài
– Bố trí quỹ thời gian làm bài của bạn sao cho thật hợp lí
– Thay đổi tư thế để cảm thấy dễ chịu hơn
– Nếu bạn không nghĩ ra câu trả lời, hãy để đó và chuyển sang câu khác
– Nếu bạn đang phải làm một bài viết mà bạn đột nhiên không nhớ được gì, hãy chọn một câu hỏi nào đó và bắt đầu viết, có thể nó sẽ giúp bạn nhớ lại được những gì bạn đã học.
– Đừng hoảng loạn khi thấy mọi người bắt đầu nộp bài, vì có nộp sớm hơn cũng chẳng có ích lợi gì.
c. Nếu bạn nhận thấy mình đang căng thẳng giữa lúc làm bài thi
– Hãy thoải mái đi, bạn đang kiểm soát được mọi việc mà
– Hãy hít thật sâu và thở ra thật mạnh
– Đừng nghĩ tới sự sợ hãi. Dừng lại, nghĩ về bước tiếp theo và từng bước thực hiện tiếp bài làm của bạn
– Hãy sử dụng những cách động viên bản thân sao cho thích hợp. Hãy nhận thấy rằng bạn đã và đang cố gắng hết mình
– Trừ một số sự hồi hộp. Nó sẽ như một sự nhắc nhở rằng bạn đang cố gắng hết sức và sẽ giúp bạn có thêm động lực để làm bài. Tuy nhiên nhớ là phải giữ nó ở trong một mức độ nhất định
– Bạn phải hiểu hồi hộp cũng là một “thói quen” và bạn cần phải luyện tập để sử dụng nó như một phương tiện để đến với thành công.
d. Sau bài kiểm tra, hãy xem lại xem bạn đã làm bài thế nào
– Chỉ ra những cách làm nào có hiệu quả và cố giữ vững nó. Cho dù những điều này có nhỏ nhặt đến đâu thì nó cũng đang giúp bạn đặt những viên gạch nhỏ để tiến tới thành công
– Chỉ ra những phương thức nào đã không giúp ích được gì cho bạn
– Tự chúc mừng vì bạn đang đi đúng đường để có thể vượt qua những chướng ngại vật.
Nguồn: website Chiến lược học tập